Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí tối đa bao nhiêu hiệu trưởng? Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non phải có năng lực thế nào?
Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí tối đa bao nhiêu hiệu trưởng?
Định mức số lượng hiệu trưởng trong mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được quy định tại khoản 1 Điều 4 Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT như sau:
Định mức số lượng người làm việc vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý
1. Hiệu trưởng: Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí 01 hiệu trưởng.
2. Phó hiệu trưởng: Số lượng phó hiệu trưởng thực hiện theo quy định về số lượng cấp phó tại Nghị định số 120/2020/NĐ-CP ngày 07 tháng 10 năm 2020 của Chính phủ quy định về thành lập, tổ chức lại, giải thể đơn vị sự nghiệp công lập.
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm tổ chức, quản lý các hoạt động và chất lượng nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em của cơ sở giáo dục mầm non.
Theo quy định trên thì mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập chỉ được bố trí duy nhất 01 hiệu trưởng.
Theo quy định tại Mục 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non công lập có các quyền hạn cụ thể như sau:
- Quản lý cán bộ, giáo viên, nhân viên của cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý theo quy định của pháp luật và hướng dẫn của cơ quan quản lý giáo dục.
- Quản lý trẻ em đang học tại cơ sở giáo dục mầm non được giao quản lý.
- Thực hiện quy tắc ứng xử của cán bộ quản lý theo quy định.
Mỗi cơ sở giáo dục mầm non công lập được bố trí tối đa bao nhiêu hiệu trưởng? (Hình từ Internet)
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non công lập phải có năng lực thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5.2 Mục 5 Phụ lục III Bản mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non công lập phải đáp ứng các năng lực cụ thể như sau:
Lưu ý: Cấp độ trên được xác định từ cao xuống thấp, cao nhất là 5 và thấp nhất là 1.
Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non công lập cần đáp ứng những yêu cầu gì về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân?
Theo hướng dẫn tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Phụ lục III Bản mô tả vị trí việc làm lãnh đạo, quản lý, chức danh nghề nghiệp chuyên ngành trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập ban hành kèm theo Thông tư 19/2023/TT-BGDĐT thì hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non công lập cần đáp ứng các yêu cầu gì về trình độ, kinh nghiệm, phẩm chất cá nhân sau đây:
(1) Yêu cầu về trình độ đào tạo:
- Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non công lập phải có bằng tốt nghiệp cao đẳng sư phạm giáo dục mầm non trở lên.
- Trường hợp Hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non thuộc đối tượng phải thực hiện nâng trình độ chuẩn được đào tạo quy định tại Nghị định 71/2020/NĐ-CP hoặc thuộc đối tượng quy định tại Thông tư 24/2020/TT-BGDĐT chưa đáp ứng trình độ chuẩn được đào tạo thì không xét đến yêu cầu về trình độ đào tạo.
(2) Yêu cầu về bồi dưỡng, chứng chỉ:
- Được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ quản lý trường học; đào tạo, bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.
- Có chứng chỉ bồi dưỡng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non theo quy định.
(3) Yêu cầu về kinh nghiệm (thành tích công tác):
- Đáp ứng tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non;
- Đạt chuẩn hiệu trưởng cơ sở giáo dục mầm non.
(4) Yêu cầu về phẩm chất cá nhân:
- Tuyệt đối trung thành, tin tưởng, nghiêm túc chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, quy định của cơ quan.
- Thực hiện tốt quy định về đạo đức nhà giáo, có tác phong, phương pháp làm việc phù hợp với công việc, tạo dựng được uy tín cá nhân.
- Có tư tưởng đổi mới trong quản trị nhà trường.
- Có kế hoạch thường xuyên học tập, bồi dưỡng phát triển chuyên môn, nghiệp vụ.
(5) Các yêu cầu khác:
- Nắm được chủ trương, đường lối, chính sách, pháp luật của Đảng, Nhà nước, quy định và yêu cầu của ngành, địa phương về giáo dục mầm non và triển khai thực hiện vào nhiệm vụ được giao.
- Thuyết phục, huy động được các tổ chức, cá nhân trong và ngoài cơ sở giáo dục mầm non tham gia xây dựng và phát triển cơ sở giáo dục mầm non.
- Phân tích tình hình và dự báo được xu thế phát triển của cơ sở giáo dục mầm non, xây dựng được tầm nhìn chiến lược kế hoạch phát triển cơ sở giáo dục mầm non theo từng giai đoạn hướng tới sự phát triển toàn diện của mỗi trẻ em và nâng cao hiệu quả, chất lượng giáo dục.
- Có khả năng ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động nghề nghiệp; có khả năng sử dụng ngoại ngữ hoặc sử dụng tiếng dân tộc thiểu số theo yêu cầu vị trí việc làm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trong hợp đồng EPC, nhà thầu có phải chịu bồi thường rủi ro tổn hại thân thể đối với bất cứ người nào do nguyên nhân thi công không?
- Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu cấm nhập khẩu được quy định như thế nào? Hồ sơ cấp Giấy phép quá cảnh hàng hóa bao gồm?
- Chức năng của Quân đội nhân dân Việt Nam là gì? Công dân có quyền và nghĩa vụ gì về quốc phòng?
- https//baocaovien vn thi trực tuyến Quân đội Nhân dân Việt Nam 80 năm xây dựng, chiến đấu và trưởng thành 2024 đăng nhập thế nào?
- Dự thảo Nghị định sửa đổi Nghị định 23, Nghị định 24 hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 mới nhất?