Mở tiệm cầm đồ có phải đáp ứng điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự hay không? Khi mở tiệm cầm đồ có được nhận cầm Căn cước công nhân hay không?
Phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh trật tự như thế nào thì mới được mở tiệm cầm đồ?
Căn cứ Điều 9 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ như sau:
"Điều 9. Điều kiện về an ninh, trật tự đối với kinh doanh dịch vụ cầm đồ
Ngoài điều kiện quy định tại Điều 7 Nghị định này, cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải đáp ứng điều kiện sau đây:
Người chịu trách nhiệm về an ninh, trật tự của cơ sở kinh doanh dịch vụ cầm đồ phải là người có hộ khẩu thường trú ít nhất 05 năm tại xã, phường, thị trấn nơi đăng ký đặt địa điểm hoạt động kinh doanh và trong thời gian 05 năm liền kề trước thời điểm đăng ký kinh doanh không bị cơ quan chức năng xử phạt vi phạm hành chính về các hành vi: Chống người thi hành công vụ, gây rối trật tự công cộng, cố ý gây thương tích, cho vay lãi nặng, đánh bạc, tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc, trộm cắp tài sản, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, chiếm giữ trái phép tài sản."
Theo đó, khi mở tiệm cầm đồ thì chủ cơ sở kinh doanh phải đáp ứng được các điều kiện về an ninh trật tự theo quy định nêu trên.
Mở tiệm cầm đồ có phải đáp ứng điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự hay không? Khi mở tiệm cầm đồ có được nhận cầm Căn cước công nhân hay không? (Hình từ Internet)
Mở tiệm cầm đồ có phải đáp ứng điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự hay không?
Căn cứ Điều 8 Nghị định 96/2016/NĐ-CP quy định về ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự như sau:
"Điều 8. Ngành, nghề phải có điều kiện về phương án bảo đảm an ninh, trật tự
1. Cơ sở kinh doanh các ngành, nghề sau đây phải có phương án bảo đảm an ninh, trật tự, gồm:
a) Kinh doanh công cụ hỗ trợ;
b) Kinh doanh các loại pháo;
c) Kinh doanh súng bắn sơn;
d) Kinh doanh trò chơi điện tử có thưởng dành cho người nước ngoài;
đ) Kinh doanh casino;
e) Kinh doanh dịch vụ đặt cược;
g) Kinh doanh vật liệu nổ công nghiệp;
h) Kinh doanh tiền chất thuốc nổ;
i) Kinh doanh ngành, nghề có sử dụng vật liệu nổ công nghiệp và tiền chất thuốc nổ;
k) Kinh doanh dịch vụ nổ mìn;
l) Kinh doanh dịch vụ vũ trường;
m) Kinh doanh dịch vụ lưu trú (đối với cơ sở kinh doanh là doanh nghiệp);
n) Kinh doanh súng quân dụng cầm tay hạng nhỏ.
..."
Như vậy, căn cứ theo quy định nêu trên thì đối với việc kinh dịch vụ cầm đồ thì không cần phải đảm bảo phương án an ninh, trật tự.
Khi mở tiệm cầm đồ có được nhận cầm Căn cước công dân hay không?
Căn cứ Điều 10 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định về vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân như sau:
"Điều 10. Vi phạm quy định về cấp, quản lý, sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân
...
4. Phạt tiền từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng đối với một trong những hành vi sau đây:
a) Làm giả Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân nhưng không bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Sử dụng Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân giả;
c) Thế chấp, cầm cố, nhận cầm cố Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
d) Mua, bán, thuê, cho thuê Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân;
đ) Mượn, cho mượn Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân để thực hiện hành vi trái quy định của pháp luật.
5. Hình thức xử phạt bổ sung:
Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính đối với hành vi quy định tại các điểm b và c khoản 2, điểm a khoản 3 và các điểm a, b, c và d khoản 4 Điều này.
6. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 2 và điểm đ khoản 4 Điều này;
b) Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm hành chính quy định tại các điểm a, c, d và đ khoản 4 Điều này."
Theo quy định trên, thì không được cầm cố hay nhận cầm cố các giấy tờ như Giấy chứng minh nhân dân Chứng minh nhân dân hoặc thẻ Căn cước công dân.
Người vi phạm sẽ bị phạt từ 4.000.000 đồng đến 6.000.000 đồng; buộc nộp lại Giấy chứng minh nhân dân, Chứng minh nhân dân, thẻ Căn cước công dân hoặc Giấy xác nhận số Chứng minh nhân dân đối với hành vi vi phạm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?
- Hướng dẫn lập Bảng cân đối tài khoản kế toán hợp tác xã chi tiết? Quyền của hợp tác xã được quy định như thế nào?
- Cá nhân kinh doanh khai sai căn cứ tính thuế không bị xử phạt hành chính trong trường hợp nào theo quy định?
- Lịch bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 như thế nào? Thời gian bắn pháo hoa TP Buôn Ma Thuột ngày 22 11 2024 ra sao?
- Mức lãi suất tối đa đối với tiền gửi bằng đô la Mỹ của tổ chức áp dụng từ 20 11 2024 theo Quyết định 2410 QĐ-NHNN?