Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có trị giá hải quan bao nhiêu? Thủ tục miễn thuế?
Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có trị giá hải quan bao nhiêu?
Theo Mục X Công văn 12166/BTC-TCHQ năm 2016 có hướng dẫn về việc miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu như sau:
Về việc miễn thuế đối với hàng hóa có trị giá tối thiểu
1. Hàng hóa có tổng trị giá hải quan dưới 500.000 (năm trăm nghìn) đồng Việt Nam hoặc có tổng số tiền thuế xuất khẩu, nhập khẩu phải nộp dưới mức 50.000 (năm mươi nghìn) đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Quy định này không áp dụng đối với hàng hóa là quà biếu, quà tặng, hàng hóa mua bán trao đổi của cư dân biên giới và hàng hóa gửi qua dịch vụ chuyển phát nhanh.
2. Hồ sơ, thủ tục miễn thuế thực hiện theo quy định hiện hành đối với trường hợp miễn thuế không phải đăng ký danh Mục hàng hóa miễn thuế tại Thông tư số 38/2015/TT-BTC ngày 25/3/2015 của Bộ Tài chính.
Như vậy, theo quy định trên thì hàng hóa có tổng trị giá hải quan dưới 500.000 (năm trăm nghìn) đồng Việt Nam cho một lần xuất khẩu, nhập khẩu được miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
Miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có trị giá hải quan bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Thủ tục miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa được thực hiện thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 2 Mục X Công văn 12166/BTC-TCHQ năm 2016 thì thủ tục miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa có tổng trị giá hải quan dưới 500.000 (năm trăm nghìn) đồng Việt Nam thực hiện theo quy định hiện hành đối với trường hợp miễn thuế không phải đăng ký danh Mục hàng hóa miễn thuế tại Thông tư 38/2015/TT-BTC.
Dẫn chiếu đến khoản 2 Điều 105 Thông tư 38/2015/TT-BTC quy định thủ tục miễn thuế đối với trường hợp không phải đăng ký Danh mục hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu miễn thuế được thực hiện như sau:
(1) Người nộp thuế phải tự tính, khai số tiền thuế được miễn cho từng mặt hàng (trừ hàng hóa xuất nhập khẩu theo loại hình gia công), tờ khai hải quan như đối với trường hợp phải nộp thuế. Cơ quan hải quan căn cứ hồ sơ miễn thuế, số tiền thuế đề nghị miễn, đối chiếu với các quy định hiện hành để làm thủ tục miễn thuế cho từng tờ khai hải quan theo qui định.
Trường hợp cơ quan hải quan kiểm tra, xác định hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu không thuộc đối tượng miễn thuế như khai báo thì thực hiện các thủ tục để thu thuế và xử phạt vi phạm (nếu có) theo quy định;
(2) Trường hợp người nộp thuế gặp khó khăn do nguyên nhân khách quan và các trường hợp khác thuộc đối tượng miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu theo quy định của Chính phủ:
- Người nộp thuế tự xác định số tiền thuế đề nghị miễn và có văn bản (kèm hồ sơ liên quan) gửi Tổng cục Hải quan đề nghị báo cáo Bộ Tài chính trình Thủ tướng Chính phủ xem xét miễn thuế;
- Tổng cục Hải quan kiểm tra lại toàn bộ hồ sơ. Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hoặc cần làm rõ thêm lý do đề nghị miễn thuế, thì có văn bản yêu cầu bổ sung. Sau khi có đủ căn cứ khách quan, Tổng cục Hải quan dự thảo công văn báo cáo Bộ Tài chính để trình Thủ tướng Chính phủ;
- Căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Tài chính có văn bản thông báo gửi người nộp thuế và cơ quan hải quan có liên quan để thực hiện;
- Cơ quan hải quan nơi làm thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu hàng hoá thực hiện miễn thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu cho số hàng hoá đã được Thủ tướng Chính phủ cho phép miễn thuế hoặc thu đủ thuế theo đúng ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ.
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào đâu?
Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 như sau:
Căn cứ tính thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu đối với hàng hóa áp dụng phương pháp tính thuế theo tỷ lệ phần trăm
1. Số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
2. Thuế suất đối với hàng hóa xuất khẩu được quy định cụ thể cho từng mặt hàng tại biểu thuế xuất khẩu.
Trường hợp hàng hóa xuất khẩu sang nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ có thỏa thuận ưu đãi về thuế xuất khẩu trong quan hệ thương mại với Việt Nam thì thực hiện theo các thỏa thuận này.
3. Thuế suất đối với hàng hóa nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi, thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất thông thường và được áp dụng như sau:
a) Thuế suất ưu đãi áp dụng đối với hàng hóa nhập khẩu có xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam; hàng hóa từ khu phi thuế quan nhập khẩu vào thị trường trong nước đáp ứng điều kiện xuất xứ từ nước, nhóm nước hoặc vùng lãnh thổ thực hiện đối xử tối huệ quốc trong quan hệ thương mại với Việt Nam;
...
Như vậy, theo quy định, số tiền thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu được xác định căn cứ vào trị giá tính thuế và thuế suất theo tỷ lệ phần trăm (%) của từng mặt hàng tại thời điểm tính thuế.
>>> Xem thêm: Tổng hợp 16 biểu mẫu về quản lý thuế với hàng xuất nhập khẩu mới nhất 2024 tải về
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?