Mẹ của người bị bạo lực gia đình có thể đề nghị Chủ tịch UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc đối với người chồng có hành vi bạo lực gia đình không?
- Mẹ của người bị bạo lực gia đình có thể đề nghị Chủ tịch UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc đối với người chồng có hành vi bạo lực gia đình không?
- Khi Chủ tịch UBND xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình thì việc giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc thế nào?
- Khi người thực hiện hành vi bạo lực gia đình đã chấm dứt hành vi và khắc phục hậu quả thì quyết định cấm tiếp xúc được xử lý ra sao?
Mẹ của người bị bạo lực gia đình có thể đề nghị Chủ tịch UBND xã ra quyết định cấm tiếp xúc đối với người chồng có hành vi bạo lực gia đình không?
Các trường hợp sau đây Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc, quy định tại Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, theo đó:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc mỗi lần không quá 03 ngày trong các trường hợp sau đây:
a) Có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đối với hành vi bạo lực gia đình gây tổn hại hoặc đe dọa gây tổn hại đến sức khỏe hoặc đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền đề nghị thì phải được sự đồng ý của người bị bạo lực gia đình hoặc người giám hộ, người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình;
b) Hành vi bạo lực gia đình đe dọa tính mạng của người bị bạo lực gia đình.
2. Trong thời hạn 12 giờ kể từ khi nhận được đề nghị quy định tại điểm a khoản 1 Điều này, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã xem xét, quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc; trường hợp không ra quyết định thì phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do cho cơ quan, tổ chức, người đề nghị biết.
3. Quyết định cấm tiếp xúc có hiệu lực ngay sau khi ký ban hành và được gửi cho người có hành vi bạo lực gia đình, người bị bạo lực gia đình, Trưởng Công an xã, Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố nơi cư trú của người bị bạo lực gia đình.
…
Theo đó, khi có đề nghị của người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.
Do đó, nếu mẹ ruột là người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình thì có thể đề nghị Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc.
Cấm tiếp xúc (Hình từ Internet)
Khi Chủ tịch UBND xã ra quyết định áp dụng biện pháp cấm tiếp xúc đối với người bạo lực gia đình thì việc giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc thế nào?
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc được quy định tại Điều 27 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, theo đó:
Giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc
1. Khi nhận được quyết định cấm tiếp xúc quy định tại Điều 25 và Điều 26 của Luật này, Công an xã chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
2. Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Khi phát hiện người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc, người được phân công giám sát có quyền yêu cầu người có hành vi bạo lực gia đình thực hiện nghiêm quyết định cấm tiếp xúc; trường hợp tiếp tục vi phạm thì báo cho Trưởng Công an xã xử lý theo quy định của pháp luật.
3. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình quy định tại khoản 7 Điều 25 và khoản 6 Điều 26 của Luật này thì thành viên khác của gia đình có trách nhiệm giám sát để bảo đảm không xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, Công an xã là người có thẩm quyền chủ trì, phối hợp với Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố và tổ chức có liên quan ở cơ sở để giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc và phân công người giám sát việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc.
Người được phân công giám sát có nhiệm vụ theo dõi việc thực hiện quyết định cấm tiếp xúc. Trường hợp người có hành hành bạo lực gia đình được tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình sẽ được thực hiện dưới sự giám sát của thành viên khác trong gia đình.
Khi người thực hiện hành vi bạo lực gia đình đã chấm dứt hành vi và khắc phục hậu quả thì quyết định cấm tiếp xúc được xử lý ra sao?
Hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc được xem xét tại khoản 4 Điều 25 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022, theo đó:
Cấm tiếp xúc theo quyết định của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã
…
4. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc. Việc hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc thực hiện trong trường hợp sau đây:
a) Có yêu cầu của người đề nghị ra quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm a khoản 1 Điều này;
b) Người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình không đồng ý với quyết định cấm tiếp xúc quy định tại điểm b khoản 1 Điều này;
c) Khi xét thấy biện pháp này không còn cần thiết.
5. Khi áp dụng quyết định cấm tiếp xúc, người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình được quyền lựa chọn chỗ ở trong thời gian cấm tiếp xúc.
6. Trường hợp người có hành vi bạo lực gia đình vi phạm quyết định cấm tiếp xúc thì bị áp dụng biện pháp tạm giữ người theo thủ tục hành chính để ngăn chặn bạo lực gia đình theo quy định của Chính phủ.
7. Trường hợp gia đình có việc cưới, việc tang hoặc trường hợp đặc biệt khác mà người có hành vi bạo lực gia đình cần tiếp xúc với người bị bạo lực gia đình thì người có hành vi bạo lực gia đình phải thông báo với người được phân công giám sát việc thực hiện cấm tiếp xúc và cam kết không để xảy ra hành vi bạo lực gia đình.
Như vậy, người có thẩm quyền ra quyết định cấm tiếp xúc là Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định cấm tiếp xúc thì đồng thời cũng có thẩm quyền hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc trong các trường hợp quy định tại khoản 1, bao gồm trường hợp xét thấy biện pháp này không còn cần thiết nữa khi người thực hiện hành vi bạo lực đã chấm dứt hành vi và khắc phục hậu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã ra quyết định hủy bỏ quyết định cấm tiếp xúc.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải về mẫu giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên mới theo Hướng dẫn 05? Cách ghi giấy chứng nhận bồi dưỡng đảng viên?
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?