Mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai có vi phạm pháp luật không? Nếu có thì bị xử lý như thế nào?
Mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai có vi phạm pháp luật không?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 33 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 quy định như sau:
Tài sản chung của vợ chồng
1. Tài sản chung của vợ chồng gồm tài sản do vợ, chồng tạo ra, thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất, kinh doanh, hoa lợi, lợi tức phát sinh từ tài sản riêng và thu nhập hợp pháp khác trong thời kỳ hôn nhân, trừ trường hợp được quy định tại khoản 1 Điều 40 của Luật này; tài sản mà vợ chồng được thừa kế chung hoặc được tặng cho chung và tài sản khác mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản chung.
Quyền sử dụng đất mà vợ, chồng có được sau khi kết hôn là tài sản chung của vợ chồng, trừ trường hợp vợ hoặc chồng được thừa kế riêng, được tặng cho riêng hoặc có được thông qua giao dịch bằng tài sản riêng.
2. Tài sản chung của vợ chồng thuộc sở hữu chung hợp nhất, được dùng để bảo đảm nhu cầu của gia đình, thực hiện nghĩa vụ chung của vợ chồng.
3. Trong trường hợp không có căn cứ để chứng minh tài sản mà vợ, chồng đang có tranh chấp là tài sản riêng của mỗi bên thì tài sản đó được coi là tài sản chung.
Trong trường hợp của chị thì ngôi nhà này là do vợ chồng cùng làm và tích góp xây dựng nhưng để chồng đứng tên thì vẫn là tài sản chung của vợ chồng.
Và đây được xem làm chỗ ở hợp pháp của chị theo khoản 1 Điều 2 Luật Cư trú 2020 như sau:
Chỗ ở hợp pháp là nơi được sử dụng để sinh sống, thuộc quyền sở hữu hoặc quyền sử dụng của công dân, bao gồm nhà ở, tàu, thuyền, phương tiện khác có khả năng di chuyển hoặc chỗ ở khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy việc mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai là hành vi vi phạm pháp luật.
Mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai
(Hình từ Internet)
Mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai bị xử lý như thế nào?
Căn cứ theo Điều 59 Nghị định 144/2021/NĐ-CP quy định như sau:
Hành vi trái pháp luật buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ
1. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng đối với hành vi buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
2. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc thành viên gia đình ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ.
Theo đó, mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai thì có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 10.000.000 đồng.
Nếu có sử dụng hành vi đe dọa bằng bạo lực để buộc con dâu ra khỏi chỗ ở hợp pháp của họ vì không sinh được con trai thì mẹ chồng có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng.
Phát hiện việc mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai thì cần báo cho cơ quan nào?
Theo quy định tại Điều 19 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022 (Có hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình
1. Địa chỉ tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình bao gồm:
a) Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
b) Cơ quan Công an, Đồn Biên phòng gần nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
c) Cơ sở giáo dục nơi người bị bạo lực gia đình là người học;
d) Trưởng thôn, Tổ trưởng tổ dân phố, Trưởng Ban công tác Mặt trận ở khu dân cư nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
đ) Người đứng đầu tổ chức chính trị - xã hội cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình;
e) Tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình.
2. Việc báo tin, tố giác về hành vi bạo lực gia đình đến địa chỉ quy định tại khoản 1 Điều này thực hiện theo các hình thức sau đây:
a) Gọi điện, nhắn tin;
b) Gửi đơn, thư;
c) Trực tiếp báo tin.
3. Chính phủ quy định về tổng đài điện thoại quốc gia về phòng, chống bạo lực gia đình để tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình.
Theo đó khi phát hiện việc mẹ chồng đuổi con dâu ra khỏi nhà vì không sinh được con trai thì cần báo tin cho các cơ quan được quy định tại khoản 1 Điều 19 nêu trên.
Việc báo tín, tố giác này có thể được thực hiện thông qua hình thức gọi điện, nhắn tin; gửi đơn, thư hoặc trực tiếp báo tin.
Trước đây, quy định phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình tại Điều 18 Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2007 (Hết hiệu lực từ 01/07/2023) như sau:
Phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình
1. Người phát hiện bạo lực gia đình phải kịp thời báo tin cho cơ quan công an nơi gần nhất hoặc Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư nơi xảy ra bạo lực, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 23 và khoản 4 Điều 29 của Luật này.
2. Cơ quan công an, Ủy ban nhân dân cấp xã hoặc người đứng đầu cộng đồng dân cư khi phát hiện hoặc nhận được tin báo về bạo lực gia đình có trách nhiệm kịp thời xử lý hoặc kiến nghị, yêu cầu cơ quan, người có thẩm quyền xử lý; giữ bí mật về nhân thân và trong trường hợp cần thiết áp dụng biện pháp bảo vệ người phát hiện, báo tin về bạo lực gia đình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thuế chống trợ cấp được áp dụng đối với hàng hóa nào? Người khai hải quan kê khai và nộp thuế chống trợ cấp dựa trên căn cứ nào?
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?