Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật? Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thế nào?
- Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật? Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thế nào?
- Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cách thức phân chia di sản vào thời điểm nào?
- Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng là căn cứ để đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất cho người được hưởng di sản?
Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật? Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thế nào?
Hiện nay, Bộ luật Dân sự 2015 và các văn bản pháp luật liên quan chưa quy định cụ thể Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật.
Có thể tham khảo Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật dưới đây:
TẢI VỀ: Mẫu văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật
Căn cứ Điều 660 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về việc phân chia di sản thừa kế theo pháp luật như sau:
- Khi phân chia di sản, nếu có người thừa kế cùng hàng đã thành thai nhưng chưa sinh ra thì phải dành lại một phần di sản bằng phần mà người thừa kế khác được hưởng để nếu người thừa kế đó còn sống khi sinh ra được hưởng; nếu chết trước khi sinh ra thì những người thừa kế khác được hưởng.
- Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản bằng hiện vật; nếu không thể chia đều bằng hiện vật thì những người thừa kế có thể thỏa thuận về việc định giá hiện vật và thỏa thuận về người nhận hiện vật; nếu không thỏa thuận được thì hiện vật được bán để chia.
Mẫu văn bản thoả thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật? Thỏa thuận phân chia di sản thừa kế theo pháp luật thế nào? (Hình từ Internet)
Những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cách thức phân chia di sản vào thời điểm nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 656 Bộ luật Dân sự 2015 về họp mặt những người thừa kế như sau:
Họp mặt những người thừa kế
1. Sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận những việc sau đây:
a) Cử người quản lý di sản, người phân chia di sản, xác định quyền, nghĩa vụ của những người này, nếu người để lại di sản không chỉ định trong di chúc;
b) Cách thức phân chia di sản.
2. Mọi thỏa thuận của những người thừa kế phải được lập thành văn bản.
Theo đó, những người thừa kế có thể họp mặt để thỏa thuận cách thức phân chia di sản sau khi có thông báo về việc mở thừa kế hoặc di chúc được công bố.
Văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế đã được công chứng là căn cứ để đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất cho người được hưởng di sản?
Căn cứ theo quy định tại Điều 57 Luật Công chứng 2014 về công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản như sau:
Công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản
1. Những người thừa kế theo pháp luật hoặc theo di chúc mà trong di chúc không xác định rõ phần di sản được hưởng của từng người thì có quyền yêu cầu công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản.
Trong văn bản thỏa thuận phân chia di sản, người được hưởng di sản có thể tặng cho toàn bộ hoặc một phần di sản mà mình được hưởng cho người thừa kế khác.
2. Trường hợp di sản là quyền sử dụng đất hoặc tài sản pháp luật quy định phải đăng ký quyền sở hữu thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản đó.
Trường hợp thừa kế theo pháp luật, thì trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có giấy tờ chứng minh quan hệ giữa người để lại di sản và người được hưởng di sản theo quy định của pháp luật về thừa kế. Trường hợp thừa kế theo di chúc, trong hồ sơ yêu cầu công chứng phải có bản sao di chúc.
3. Công chứng viên phải kiểm tra để xác định người để lại di sản đúng là người có quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và những người yêu cầu công chứng đúng là người được hưởng di sản; nếu thấy chưa rõ hoặc có căn cứ cho rằng việc để lại di sản và hưởng di sản là không đúng pháp luật thì từ chối yêu cầu công chứng hoặc theo đề nghị của người yêu cầu công chứng, công chứng viên tiến hành xác minh hoặc yêu cầu giám định.
Tổ chức hành nghề công chứng có trách nhiệm niêm yết việc thụ lý công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản trước khi thực hiện việc công chứng.
4. Văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản cho người được hưởng di sản.
Theo đó, văn bản thỏa thuận phân chia di sản đã được công chứng là một trong các căn cứ để cơ quan nhà nước có thẩm quyền đăng ký việc chuyển quyền sử dụng đất cho người được hưởng di sản.
Thời hạn để công chứng văn bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế là không quá 02 ngày làm việc; đối với hợp đồng, giao dịch có nội dung phức tạp thì thời hạn công chứng có thể kéo dài hơn nhưng không quá 10 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý hồ sơ yêu cầu công chứng. (theo Điều 43 Luật Công chứng 2014).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo số hóa hồ sơ thủ tục hành chính theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Mức tiền hỗ trợ đối với diện tích đất nông nghiệp bị Nhà nước thu hồi là bao nhiêu? Có được hỗ trợ vay vốn tín dụng khi bị thu hồi không?
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?