Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ và Mẫu Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mới nhất?
Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ và Mẫu Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mới nhất?
- Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ mới nhất là mẫu số 01/PLIV quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ mới nhất
Lưu ý:
(1) Mẫu này lập khi ký văn bản với nhiều người lao động; trường hợp ký riêng từng người lao động thì điều chỉnh các thông tin tương ứng.
(2) Trường hợp đã sử dụng bảng chấm công và công việc, giờ làm việc không thay đổi trong nhiều ngày, nhiều tháng đã ghi trong bảng chấm công thì không bắt buộc có các cột này trong bản thỏa thuận.
(3) Có thể ghi thỏa thuận riêng theo từng ngày hoặc theo tuần, theo tháng hoặc thỏa thuận kết hợp nhiều nội dung về thời giờ làm thêm.
- Mẫu Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mới nhất là mẫu số 02/PLIV quy định tại Phụ lục IV ban hành kèm theo Nghị định 145/2020/NĐ-CP có dạng như sau:
TẢI VỀ: Mẫu Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mới nhất
Lưu ý:
(1) Phải phù hợp với các trường hợp được quy định.
(2) Khuyến khích các thỏa thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ, như: tăng cường bồi dưỡng bằng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khỏe...
(3) Mẫu số 02/PLIV Văn bản thông báo làm thêm giờ theo Nghị định 145 áp dụng đối với trường hợp công ty tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm và phải thông báo cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội.
Mẫu Văn bản thỏa thuận làm thêm giờ và Mẫu Công văn thông báo làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ mới nhất? (Hình từ Internet)
Khi nào công ty được sử dụng người lao động làm thêm giờ?
Căn cứ theo Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 quy định về làm thêm giờ như sau:
Làm thêm giờ
1. Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.
2. Người sử dụng lao động được sử dụng người lao động làm thêm giờ khi đáp ứng đầy đủ các yêu cầu sau đây:
a) Phải được sự đồng ý của người lao động;
b) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
c) Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp quy định tại khoản 3 Điều này.
...
Như vậy, công ty muốn sử dụng người lao động làm thêm giờ cần đáp ứng đầy đủ các yêu cầu yêu sau:
- Phải được sự đồng ý của người lao động;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 50% số giờ làm việc bình thường trong 01 ngày; trường hợp áp dụng quy định thời giờ làm việc bình thường theo tuần thì tổng số giờ làm việc bình thường và số giờ làm thêm không quá 12 giờ trong 01 ngày; không quá 40 giờ trong 01 tháng;
- Bảo đảm số giờ làm thêm của người lao động không quá 200 giờ trong 01 năm, trừ trường hợp khác theo quy định pháp luật.
Các trường hợp được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm?
Theo quy định tại khoản 3 Điều 107 Bộ luật Lao động 2019 và Điều 61 Nghị định 145/2020/NĐ-CP, quy định các trường hợp sau đây được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
- Sản xuất, gia công xuất khẩu sản phẩm hàng dệt, may, da, giày, điện, điện tử, chế biến nông, lâm, diêm nghiệp, thủy sản.
- Sản xuất, cung cấp điện, viễn thông, lọc dầu; cấp, thoát nước.
- Trường hợp giải quyết công việc đòi hỏi lao động có trình độ chuyên môn, kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng đầy đủ, kịp thời.
- Trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn do tính chất thời vụ, thời điểm của nguyên liệu, sản phẩm hoặc để giải quyết công việc phát sinh do yếu tố khách quan không dự liệu trước, do hậu quả thời tiết, thiên tai, hỏa hoạn, địch họa, thiếu điện, thiếu nguyên liệu, sự cố kỹ thuật của dây chuyền sản xuất.
- Các trường hợp phải giải quyết công việc cấp bách, không thể trì hoãn phát sinh từ các yếu tố khách quan liên quan trực tiếp đến hoạt động công vụ trong các cơ quan, đơn vị nhà nước, trừ các trường hợp quy định tại Điều 108 Bộ luật Lao động 2019.
- Cung ứng dịch vụ công; dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; dịch vụ giáo dục, giáo dục nghề nghiệp.
- Công việc trực tiếp sản xuất, kinh doanh tại các doanh nghiệp thực hiện thời giờ làm việc bình thường không quá 44 giờ trong một tuần.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dự án bất động sản có phải tuân thủ giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải cấp giấy phép xây dựng không?
- Bên mua bảo hiểm có được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm tài sản theo thoả thuận trong hợp đồng bảo hiểm không?
- Mức thu phí thẩm định cấp giấy chứng nhận đăng ký hoạt động bán hàng đa cấp là 5.000.000 đồng đúng không?
- Chứng thư chữ ký số chuyên dùng công vụ phục vụ ký phát hành hộ chiếu có gắn chíp điện tử của DS có hiệu lực trong bao lâu?
- Viết đoạn văn thể hiện tình cảm của em đối với người thân chọn lọc? Đặc điểm môn Ngữ Văn trong chương trình GDPT 2018 là gì?