Mẫu văn bản thỏa thuận hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5?

Cho tôi hỏi nếu dịp lễ 30/4 rơi vào ngày thứ ba, còn ngày 1/5 là thứ tư và doanh nghiệp tôi muốn hoán đổi ngày làm việc để nhân viên có thể nghỉ lễ 30/4 và 1/5 liên tục thì có cần phải lập thỏa thuận với nhân viên để ràng buộc ngày làm bù không? Câu hỏi của anh MDV từ Hà Nội

Việc hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 cần phải thỏa thuận với người lao động trước không?

>>> Xem thêm: Tiền thưởng trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5 của người lao động là bao nhiêu? Tiền thưởng lễ 30/4 và 1/5 có phải đóng thuế TNCN không?

>>> Xem thêm: Cá nhân tự khai quyết toán thuế TNCN có bị trễ lịch nộp hồ sơ khi nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 không?

>>> Xem thêm: Trường học dạy bù vào ngày lễ giỗ Tổ Hùng Vương thì có trái quy định pháp luật không? Có thể bị xử phạt ra sao?

Nếu dịp lễ 30/4 rơi vào ngày thứ ba, còn ngày 1/5 là thứ tư (ngày đi làm việc bình thường). Theo đó, người lao động đang mắc kẹt ngày thứ hai là ngày làm việc bình thường giữa ngày nghỉ cuối tuần và ngày nghỉ lễ.

Trường hợp doanh nghiệp muốn tạo điều kiện cho người lao động được nghỉ ngơi liên tục trong dịp lễ thì có thể cân nhắc việc hoán đổi ngày làm việc.

Tuy nhiên, tại Điều 111 Bộ luật Lao động 2019 có quy định ngày về nghỉ hằng tuần như sau:

Nghỉ hằng tuần
1. Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.
2. Người sử dụng lao động có quyền quyết định sắp xếp ngày nghỉ hằng tuần vào ngày Chủ nhật hoặc ngày xác định khác trong tuần nhưng phải ghi vào nội quy lao động.
3. Nếu ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết quy định tại khoản 1 Điều 112 của Bộ luật này thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp.

Theo quy định thì người lao động cần đảm bảo người lao động phải được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục.

Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Do đó, khi thực hiện hoán đổi ngày làm việc, doanh nghiệp cần lựa chọn ngày làm bù cho phù hợp, tránh vi phạm quy định pháp luật.

Thông thường các doanh nghiệp sẽ lựa chọn Thứ bảy - Chủ Nhật (hoặc Chủ nhật đối với doanh nghiệp làm việc từ Thứ hai đến Thứ bảy) để làm ngày nghỉ hàng tuần.

Nếu doanh nghiệp cho người lao động nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5 và chọn ngày làm bù là ngày nghỉ hàng tuần của tuần sau nghỉ lễ thì cần phải thỏa thuận với người lao động trước để đảm bảo vấn đề về tiền lương vì mức lương khi làm việc vào ngày nghỉ hằng tuần sẽ cao hơn ngày thường (Điều 98 Bộ luật Lao động 2019)

Mẫu văn bản thỏa thuận hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5?

Mẫu văn bản thỏa thuận hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5? (Hình từ Internet)

Mẫu văn bản thỏa thuận hoán đổi ngày làm việc để người lao động được nghỉ 05 ngày liên tục dịp lễ 30/4 và 1/5?

Hiện tại, Bộ luật Lao động 2019 và các văn bản hướng dẫn khác có liên quan không có quy định gì về vấn đề hoán đổi ngày làm việc nên mẫu văn bản thỏa thuận với người lao động sẽ do doanh nghiệp soạn thảo.

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm của người lao động được quy định tại Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 như sau:

Tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm
1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc đang làm như sau:
a) Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;
b) Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;
c) Vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.
2. Người lao động làm việc vào ban đêm thì được trả thêm ít nhất bằng 30% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương thực trả theo công việc của ngày làm việc bình thường.
3. Người lao động làm thêm giờ vào ban đêm thì ngoài việc trả lương theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều này, người lao động còn được trả thêm 20% tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc làm vào ban ngày của ngày làm việc bình thường hoặc của ngày nghỉ hằng tuần hoặc của ngày nghỉ lễ, tết.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.

Căn cứ theo quy định hiện hành thì nếu người lao động làm việc vào ngày nghỉ hàng tuần thì doanh nghiệp phải trả cho người lao động ít nhất bằng 200% tiền lương nếu làm việc ban ngày và ít nhất 270% tiền lương nếu làm việc vào ban đêm.

Do việc làm bù ngày cuối tuần là để bù vào ngày Thứ hai (29/04) đã nghỉ trước đó nên tiền lương ngày làm bù sẽ tính như tiền lương ngày làm bình thường. Khi soạn thảo văn bản thỏa thuận, cần phải cần nêu rõ về vấn đề này với người lao động.

Ngoài vấn đề tiền lương ra, thì trong văn bản cũng cần nêu rõ lại ngày làm bù, giờ làm việc, nơi làm việc, các quyền lợi và nghĩa vụ của người lao động khi làm bù ngày cuối tuần,....

>>> Doanh nghiệp có thể tham khảo mẫu văn bản thỏa thuận sau: TẢI VỀ

Lưu ý: mẫu văn bản thỏa thuận trên chỉ mang tính chất tham khảo, doanh nghiệp cần dựa vào tình hình thực tế của mình để điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp.

Doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động đi làm vào ngày lễ 30/4 và 1/5 như thế nào?

Theo Điều 98 Bộ luật Lao động 2019 thì người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, tết, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

Ngoài ra, trường hợp người lao động làm việc vào ban đêm thì sẽ được trả thêm ít nhất 30% tiền lương của ngày làm việc bình thường và 20% tiền lương của ngày nghỉ lễ, tết.

Như vậy, doanh nghiệp phải trả lương cho người lao động đi làm vào ngày lễ 30/4 và 1/5 như sau:

- Làm việc vào ban ngày: Nhận ít nhất 400% lương.

- Làm việc vào ban đêm: Nhận ít nhất 490% lương.

Nghỉ lễ 30/4
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu bài phát biểu kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 hay? Tải mẫu bài phát biểu kỷ niệm ngày giải phóng miền Nam 30/4 ở đâu?
Pháp luật
Lịch nghỉ lễ 30 4 2024 của ngân hàng thế nào? Cập nhật mới nhất lịch nghỉ lễ Ngân hàng năm 2024?
Pháp luật
Thông báo lịch nghỉ lễ 30/4-1/5 chính thức với công chức, viên chức, NLĐ của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội?
Pháp luật
Shipper có nghỉ lễ 30 4 không? Lịch nghỉ lễ 30 4 đơn vị vận chuyển Shopee mới nhất 2024 ra sao?
Pháp luật
Giá vé xe khách tăng trong dịp lễ 30/4 và 1/5 có phải niêm yết tại quầy vé không? Ai có trách nhiệm thực hiện niêm yết?
Pháp luật
Khu du lịch là gì? Dịp lễ 30/4 1/5 nghỉ 5 ngày liên tục tham quan khu du lịch ở đâu là đẹp nhất?
Pháp luật
Địa điểm vui chơi hot dịp lễ 30/4 và 1/5 tại đảo Phú Quý gồm những địa điểm nào? Môi trường du lịch đảo Phú Quý là gì?
Pháp luật
Lễ 30/4 và 1/5 đi thăm di tích cách mạng ở đâu? Di tích cách mạng có phải là tài nguyên du lịch hay không?
Pháp luật
Người lao động đi làm vào cả ngày lễ 30/4 và 1/5 thì tiền lương sẽ tính như thế nào? Công ty có thưởng cho người lao động trong dịp lễ 30/4 và 1/5 hay không?
Pháp luật
Xem bắn pháo hoa 30/4 và 1/5 2024 ở địa điểm nào? Người dân được bắn loại pháo hoa nào vào 30/4 và 1/5?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nghỉ lễ 30/4
5,612 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Nghỉ lễ 30/4

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Nghỉ lễ 30/4

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào