Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình là mẫu nào?
- Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào?
- Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình là mẫu nào?
- Người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình có được quyền từ chối ký vào văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp không?
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào?
Theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình ngay sau khi nhận được tin báo, tố giác, cụ thể như sau:
- Báo ngay cho cơ quan có thẩm quyền để giải quyết theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự đối với trường hợp tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình có dấu hiệu tội phạm;
- Phân công Công an xã, phường, thị trấn xử lý trong trường hợp người bị bạo lực là:
+ Trẻ em,
+ Phụ nữ mang thai, phụ nữ đang nuôi con dưới 36 tháng tuổi,
+ Người cao tuổi, người khuyết tật, người không có khả năng tự chăm sóc,
+ Hành vi bạo lực gia đình đã hoặc có khả năng gây nguy hiểm đến sức khỏe, tính mạng của người bị bạo lực;
- Xử lý theo thẩm quyền ngay khi tiếp nhận tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình hoặc nhận được báo cáo về hành vi bạo lực gia đình của tổ chức, cá nhân quy định tại các điểm b, c, d, đ và e khoản 1 Điều 19 của Luật Phòng, chống bạo lực gia đình 2022.
Trong quá trình xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình, theo thẩm quyền, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã căn cứ thực tiễn mời đại diện cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đến người bị bạo lực gia đình tham gia để bảo vệ, hỗ trợ, tư vấn tâm lý và cung cấp các kỹ năng ứng phó với bạo lực gia đình.
Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi xảy ra hành vi bạo lực gia đình thực hiện phân loại tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình khi nào? (Hình từ Internet)
Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình là mẫu nào?
Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình là Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Tải về Mẫu văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình.
Lưu ý: theo quy định tại điềm a khoản 1 Điều 10 Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì:
Khi tiếp nhận tin báo, tố giác trực tiếp hoặc qua điện thoại thì người tiếp nhận có nhiệm vụ:
- Thực hiện ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận theo Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP
- Đồng thời thực hiện tư vấn tâm lý, cung cấp kỹ năng ứng phó với hành vi bạo lực gia đình.
Người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình có được quyền từ chối ký vào văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp không?
Căn cứ theo hướng dẫn của văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình là Mẫu số 04 được ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP thì:
Người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình có được quyền từ chối ký vào văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp về hành vi bạo lực gia đình.
Hay nói cách khác, văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình không yêu cầu chữ ký của người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình.
Lưu ý: văn bản ghi chép nội dung thông tin tiếp nhận trực tiếp hoặc qua điện thoại về hành vi bạo lực gia đình yêu cầu chữ ký của người tiếp nhân thông tin.
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 6 Nghị định 76/2023/NĐ-CP về bảo vệ, giữ bí mật thông tin khi tiếp nhận, xử lý tin báo, tố giác về hành vi bạo lực gia đình:
(i) Thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình và thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình được bảo vệ, giữ bí mật theo quy định của pháp luật về phòng, chống bạo lực gia đình và pháp luật có liên quan.
(ii) Cơ quan, tổ chức, cá nhân:
- Khi công khai thông tin về người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình thì phải được người báo tin, tố giác hành vi bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 01 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP;
- Khi công khai thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình của người bị bạo lực gia đình thì phải được người bị bạo lực gia đình, người giám hộ hoặc người đại diện theo pháp luật của người bị bạo lực gia đình đồng ý bằng văn bản theo Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 76/2023/NĐ-CP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hạn ngạch thuế quan là gì? Lưu ý điều gì khi áp dụng biện pháp hạn ngạch thuế quan theo quy định?
- Người yêu cầu Tòa án trưng cầu giám định trong tố tụng dân sự có phải nộp tiền tạm ứng chi phí giám định không?
- Nguyên nhân thanh lý rừng trồng? Tổ chức có rừng trồng được thanh lý có trách nhiệm gì sau khi hoàn thành việc thanh lý?
- Trong hồ sơ thanh toán hợp đồng xây dựng theo đơn giá cố định, đề nghị thanh toán của bên nhận thầu cần thể hiện các nội dung gì?
- Nguyên tắc bố trí kinh phí NSNN cải tạo nâng cấp hạng mục công trình trong dự án đã đầu tư xây dựng?