Mẫu văn bản đề nghị xóa nợ tiền phạt đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Mẫu văn bản đề nghị xóa nợ tiền phạt đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu?
Mẫu văn bản đề nghị xóa nợ tiền phạt đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là Mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.
Tải về Mẫu văn bản đề nghị xóa nợ tiền phạt đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản
Xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản thuộc thẩm quyền của ai?
Thẩm quyền xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Trình tự giải quyết hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
a) Căn cứ thẩm quyền và trường hợp xóa nợ quy định tại khoản 1 Điều 87 Luật Quản lý thuế, cơ quan thuế quản lý trực tiếp người nộp thuế lập hồ sơ xoá nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt và gửi đến cơ quan cấp trên theo trình tự sau:
...
Viện dẫn tới khoản 1 Điều 87 Luật Quản lý thuế 2019, thẩm quyền xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định như sau:
Thẩm quyền xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt đối với các trường hợp sau đây:
a) Trường hợp quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 85 của Luật này;
b) Hộ gia đình, hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh, cá nhân quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này;
c) Doanh nghiệp, hợp tác xã thuộc trường hợp quy định tại khoản 3 Điều 85 của Luật này có khoản nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt dưới 5.000.000.000 đồng.
...
Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt được quy định tại Điều 85 Luật Quản lý thuế 2019 như sau:
Trường hợp được xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
1. Doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản mà không còn tài sản để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt.
2. Cá nhân đã chết hoặc bị Tòa án tuyên bố là đã chết, mất năng lực hành vi dân sự mà không có tài sản, bao gồm cả tài sản được thừa kế để nộp tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt còn nợ.
....
Theo đó, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền quyết định xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản mà đã thực hiện các khoản thanh toán theo quy định của pháp luật về phá sản nhưng không còn tài sản để nộp tiền phạt.
Mẫu văn bản đề nghị xóa nợ tiền phạt đối với trường hợp doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản là mẫu nào? Tải mẫu về ở đâu? (Hình từ Internet)
Hồ sơ xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bao gồm những giấy tờ gì?
Hồ sơ xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản được quy định tại điểm a khoản 1 Điều 65 Thông tư 80/2021/TT-BTC như sau:
Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
...
2. Hồ sơ xóa nợ tiền thuế, tiền chậm nộp, tiền phạt
a) Đối với trường hợp doanh nghiệp, hợp tác xã bị tuyên bố phá sản quy định tại khoản 1 Điều 85 Luật Quản lý thuế, hồ sơ bao gồm:
a.1) Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo phụ lục I Thông tư này;
a.2) Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
a.3) Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
a.4) Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
a.5) Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
...
Theo đó, hồ sơ xóa nợ tiền phạt đối với doanh nghiệp bị tuyên bố phá sản bao gồm những giấy tờ sau:
- Văn bản đề nghị theo mẫu số 01/XOANO ban hành kèm theo Phụ lục I Thông tư 80/2021/TT-BTC.
- Quyết định tuyên bố phá sản doanh nghiệp, hợp tác xã (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
- Tài liệu phân chia tài sản của chấp hành viên thể hiện số nợ thuế thu hồi được hoặc không thu hồi được (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
- Quyết định về việc đình chỉ thi hành quyết định tuyên bố phá sản của cơ quan thi hành án dân sự (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế);
- Thông báo tiền thuế nợ tại thời điểm đề nghị xóa nợ (bản chính hoặc bản sao có xác nhận của cơ quan thuế).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?