Mẫu văn bản đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?
- Mẫu văn bản đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?
- Trung tâm dịch vụ việc làm phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn bao lâu?
- Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Mẫu văn bản đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào?
Căn cứ khoản 13 Điều 19 Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH quy định, mẫu văn bản đề nghị của trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến hưởng trợ cấp thất nghiệp với Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi người lao động chuyển đến về việc tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp được thực hiện theo Mẫu số 13 ban hành kèm theo Thông tư 28/2015/TT-BLĐTBXH.
TẢI VỀ mẫu văn bản đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp tại đây.
Mẫu văn bản đề nghị tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp đối với người lao động chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp là mẫu nào? (Hình từ Internet)
Trung tâm dịch vụ việc làm phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp trong thời hạn bao lâu?
Thời hạn gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh tiếp tục thực hiện chi trả trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 7 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP (được bổ sung bởi khoản 10 Điều 1 Nghị định 61/2020/NĐ-CP)
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
...
7. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động. Văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định.
7a. Trường hợp người lao động đã nhận hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nhưng chưa nộp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đến và không có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp nữa thì người lao động phải nộp lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi chuyển đi. Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận lại giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp, trung tâm dịch vụ việc làm gửi văn bản đề nghị cơ quan bảo hiểm xã hội cấp tỉnh để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp và cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động.
7b. Thông báo về việc tìm kiếm việc làm của người lao động trong thời gian chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội.
...
Như vậy, theo quy định, trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp do người lao động chuyển đến, trung tâm dịch vụ việc làm phải gửi văn bản đề nghị Bảo hiểm xã hội cấp tỉnh nơi chuyển đến để tiếp tục thực hiện việc chi trả trợ cấp thất nghiệp.
Đồng thời, cấp thẻ bảo hiểm y tế cho người lao động kèm theo bản chụp quyết định hưởng trợ cấp thất nghiệp của người lao động.
Người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp thì phải đáp ứng điều kiện gì?
Điều kiện chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 22 Nghị định 28/2015/NĐ-CP như sau:
Chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp
1. Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp theo quy định mà có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải làm đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
2. Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được đề nghị của người lao động, trung tâm dịch vụ việc làm có trách nhiệm cung cấp hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho người lao động và gửi giấy giới thiệu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp cho trung tâm dịch vụ việc làm nơi người lao động chuyển đến theo mẫu do Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội quy định. Hồ sơ chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp bao gồm:
...
Như vậy, theo quy định, trường hợp người lao động có nhu cầu chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp đến tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương khác thì phải đáp ứng các điều kiện sau đây:
(1) Người lao động đã hưởng ít nhất 01 tháng trợ cấp thất nghiệp;
(2) Có đơn đề nghị chuyển nơi hưởng trợ cấp thất nghiệp hợp lệ và gửi trung tâm dịch vụ việc làm nơi đang hưởng trợ cấp thất nghiệp.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Xe máy lắp gương thời trang có bị phạt không? Lắp gương thời trang bên trái bị phạt trong trường hợp nào?
- Ngày 24 1 có sự kiện gì? Ngày 24 1 cung gì? Ngày 24 1 CBCCVC đã được nghỉ Tết Nguyên đán Ất tỵ chưa?
- Mẫu bài phát biểu chia tay CBCCVC nghỉ hưu sớm do chính sách tinh giản biên chế? Tham khảo mẫu?
- Bài phát biểu tổng kết cuối năm của công ty hay và ý nghĩa? Mẫu bài phát biểu tổng kết cuối năm ngắn gọn?
- Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô xe máy 2025 thế nào? Bảng giá tính lệ phí trước bạ với ô tô, xe máy mới nhất?