Mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính mới nhất? Hướng dẫn cách ghi biểu mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính?
Mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính mới nhất?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 3 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định như sau:
Các loại báo cáo
1. Báo cáo định kỳ là báo cáo công tác thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm.
2. Báo cáo chuyên đề là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin có tính chuyên sâu về một chủ đề thuộc lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện một hoặc nhiều lần trong một khoảng thời gian nhất định.
3. Báo cáo đột xuất là báo cáo để đáp ứng yêu cầu thông tin về vấn đề phát sinh bất thường trong các lĩnh vực thanh tra, tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, tiêu cực được thực hiện theo yêu cầu của cơ quan cấp trên hoặc của Thanh tra Chính phủ.
Và căn cứ theo Điều 4 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định như sau:
Báo cáo định kỳ
1. Báo cáo Quý I, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm:
a) Về công tác thanh tra: tình hình, kết quả, đánh giá việc thực hiện nhiệm vụ công tác thanh tra trong kỳ báo cáo, phương hướng, nhiệm vụ chủ yếu triển khai trong kỳ báo cáo tiếp theo. Nội dung báo cáo về công tác thanh tra được thực hiện theo Mẫu số 01 và các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này.
...
2. Báo cáo Quý II, Quý III và Quý IV chỉ thực hiện báo cáo theo các biểu số liệu sau:
a) Về công tác thanh tra: các biểu số liệu 01/TTr, 02/TTr, 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr, 06/TTr, 07/TTr, 01/QLNN, 02/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này.
b) Về công tác tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo: các biểu số liệu 01/TCD, 01/XLD, 02/XLD, 03/XLD, 04/XLD, 01/KQGQ, 02/KQGQ, 03/KQGQ, 04/KQGQ, 03/QLNN ban hành kèm theo Thông tư này.
c) Về công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực: các biểu số liệu 01/PCTN, 02/PCTN, 03/PCTN ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Theo đó, trong công tác thanh tra cần báo cáo định kì hằng quý, 6 tháng, 9 tháng và hằng năm. Trong đó việc tổng hợp kết quả thanh tra hành chính được thực hiện theo biểu số liệu 01/TTr ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-TTCP sau:
Tải về Mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính.
Mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính mới nhất? Hướng dẫn cách ghi biểu mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn cách ghi biểu mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính?
Tại Biểu số: 01/TTr ban hành kèm theo Thông tư 01/2024/TT-TTCP có hướng dẫn cách ghi biểu mẫu tổng hợp kết quả thanh tra hành chính cụ thể như sau:
- Cột "Đơn vị" để ghi tên các đơn vị trực thuộc
- Cột (1) = Cột (2) + (3) = Cột (4) + (5)
- Cột (2): Số cuộc thanh tra triển khai từ các kỳ báo cáo trước chuyển sang, chưa ban hành kết luận hoặc ban hành kết luận trong kỳ này
- Số liệu từ cột (7) đến cột (18) là số liệu tổng hợp từ các kết luận thanh tra đã ban hành trong kỳ báo cáo (nêu tại Cột (6))
- Cột (7): Số cơ quan, tổ chức được thanh tra theo kết luận thanh tra
- Cột (8) = (10) + (12): Tổng số tiền vi phạm phát hiện qua kết luận thanh tra gồm: tiền VNĐ, ngoại tệ được quy đổi thành tiền VNĐ theo tỉ giá của NHNN Việt Nam tại thời điểm kết luận thanh tra và tài sản quy thành tiền VNĐ
- Cột (9) = (11) + (13): Tổng diện tích đất vi phạm theo kết luận thanh tra
- Cột (12): Số tiền kiến nghị xử lý khác (ngoài kiến nghị thu hồi, bao gồm: Xuất toán, loại khỏi giá trị quyết toán, miễn giảm tiền thuê đất...)
- Cột (13): Số diện tích đất kiến nghị xử lý khác (ngoài kiến nghị thu hồi, bao gồm: điều chỉnh mục đích sử dụng đất, bổ sung hồ sơ, hoàn thiện thủ tục,…)
- Nội dung ghi chú thể hiện ở dòng 19 (nếu có).
Lưu ý: Biểu này là biểu tổng hợp về thanh tra hành chính, bao gồm cả số liệu tại các biểu 03/TTr, 04/TTr, 05/TTr và thanh tra trách nhiệm thực hiện pháp luật về thanh tra, TCD, KNTC, PCTN.
Thời gian chốt số liệu đối với báo cáo định kỳ là khi nào?
Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 01/2024/TT-TTCP quy định như sau:
Thời gian chốt số liệu, đối tượng thực hiện báo cáo, cơ quan nhận báo cáo và thời hạn gửi báo cáo
1. Thời gian chốt số liệu
a) Đối với báo cáo định kỳ:
- Báo cáo Quý I từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 3 của năm báo cáo;
- Báo cáo Quý II, Quý III, Quý IV từ ngày 15 của tháng cuối quý trước đến ngày 14 của tháng cuối quý báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 của năm báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 9 của năm báo cáo.
- Báo cáo hằng năm từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
b) Đối với báo cáo chuyên đề, đột xuất: Thời gian chốt số liệu theo yêu cầu bằng văn bản của Thanh tra Chính phủ.
...
Như vậy, thời gian chốt số liệu đối với báo cáo định kỳ cụ thể như sau:
- Báo cáo Quý I từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 3 của năm báo cáo;
- Báo cáo Quý II, Quý III, Quý IV từ ngày 15 của tháng cuối quý trước đến ngày 14 của tháng cuối quý báo cáo.
- Báo cáo 6 tháng từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 6 của năm báo cáo.
- Báo cáo 9 tháng từ ngày 15 của tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 9 của năm báo cáo.
- Báo cáo hằng năm từ ngày 15 tháng 12 năm trước đến ngày 14 tháng 12 của năm báo cáo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nhà thầu phụ ký hợp đồng xây dựng với ai? Nhà thầu chính có quyền từ chối nhà thầu phụ do chủ đầu tư chỉ định trong trường hợp nào?
- Trách nhiệm của Tổng cục Thuế trong việc tra cứu, cung cấp, sử dụng thông tin hóa đơn điện tử là gì?
- Nhà đầu tư phải cập nhật trên Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư khi thay đổi các nội dung nào?
- Ngày Boxing Day là ngày gì? Ý nghĩa ngày Boxing day? Ngày Boxing Day người lao động có được nghỉ?
- Tiêu chí và quy trình công nhận cuộc thi Olympic trong thời gian học ở bậc đại học chuẩn Quyết định 3566?