Mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng mới nhất hiện nay như thế nào? Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng?
Mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng mới nhất hiện nay như thế nào?
Bằng bảo hộ giống cây trồng (Hình từ Internet)
Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng là một trong những thành phần của hồ sơ đề nghị cấp lại bằng bảo hộ được quy định tại khoản 2 Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT) như sau:
Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ.
a) Hồ sơ:
Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;
Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);
Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện.
...
Theo đó, tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng thực hiện theo mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT như sau:
TẢI VỀ Mẫu tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
Cơ quan nào có thẩm quyền cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng?
Thẩm quyền cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại điểm b khoản 2 Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT) như sau:
Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
Chủ sở hữu có quyền yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng trong các trường hợp sau: mất, rách, hỏng, phai mờ đến mức không đọc được, thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ.
a) Hồ sơ:
Tờ khai yêu cầu cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng theo Mẫu tại Phụ lục XIII ban hành kèm theo Thông tư này;
Tài liệu pháp lý chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ chủ bằng bảo hộ giống cây trồng đối với trường hợp thay đổi chủ sở hữu hoặc sai sót liên quan đến tên và địa chỉ của chủ bằng bảo hộ;
Bản chính bằng bảo hộ giống cây trồng (trừ trường hợp bằng bị mất);
Giấy ủy quyền theo Mẫu tại Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư này đối với trường hợp nộp đơn qua đại diện.
b) Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
...
Theo đó, Cục Trồng trọt là cơ quan thẩm định hồ sơ đề nghị cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng.
- Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký.
- Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
Bao lâu thì người đề nghị được cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng?
Thời gian thực hiện cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng được quy định tại điểm d khoản 2 Điều 19 Thông tư 16/2013/TT-BNNPTNT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 03/2021/TT-BNNPTNT) như sau:
Cấp, cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
...
2. Cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng
...
b) Trình tự thực hiện:
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày nhận được đầy đủ hồ sơ, Cục Trồng trọt tổ chức thẩm định hồ sơ. Trường hợp hồ sơ hợp lệ, Cục Trồng trọt quyết định cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng và trả kết quả cho người đăng ký. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ, Cục Trồng trọt trả lời bằng văn bản cho người đăng ký và nêu rõ lý do.
c) Trường hợp có ý kiến phản đối việc cấp lại bằng bảo hộ giống cây trồng của người thứ ba, việc xử lý ý kiến thực hiện theo các quy định tại Điều 184 Luật Sở hữu trí tuệ.
d) Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại được cấp sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn. Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại phải được giữ nguyên số bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ.
Theo đó, bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại được cấp sau 30 ngày kể từ ngày đăng tải quyết định cấp lại trên Tạp chí Nông nghiệp & Phát triển nông thôn.
Bằng bảo hộ giống cây trồng cấp lại phải được giữ nguyên số bằng và ghi rõ nội dung “cấp lại” tại góc trái phía dưới của bằng bảo hộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?