Mẫu Tờ khai bổ sung CO form CPTPP của Việt Nam? Được miễn nộp CO form CPTPP trong trường hợp nào?
Mẫu Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu CPTPP (CO form CPTPP) của Việt Nam là mẫu nào?
Căn cứ điểm đ khoản 1 Điều 4 Thông tư 03/2019/TT-BCT có quy định như sau:
Quy định về chứng nhận và kiểm tra xuất xứ hàng hóa tại Việt Nam
1. Ban hành kèm theo Thông tư này các Phụ lục:
a) Phụ lục I: Quy tắc cụ thể mặt hàng;
b) Phụ lục II: Điều khoản liên quan đến quy tắc cụ thể mặt hàng cho xe và các bộ phận, phụ kiện của chúng;
c) Phụ lục III: Trường hợp ngoại lệ áp dụng De minimis;
d) Phụ lục IV: Mẫu C/O mẫu CPTPP của Việt Nam;
đ) Phụ lục V: Mẫu Tờ khai bổ sung C/O mẫu CPTPP của Việt Nam;
e) Phụ lục VI: Hướng dẫn kê khai C/O mẫu CPTPP và Tờ khai bổ sung;
...
Theo đó, Mẫu Tờ khai bổ sung CO form CPTPP của Việt Nam được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm Thông tư 03/2019/TT-BCT (bị thay thế bằng Phụ lục III ban hành kèm Thông tư 06/2020/TT-BCT):
TẢI VỀ Mẫu Tờ khai bổ sung CO form CPTPP của Việt Nam.
Lưu ý: Trường hợp thương nhân sử dụng Tờ khai bổ sung theo mẫu này để khai nhiều mặt hàng vượt quá trên một C/O, đề nghị khai các thông tin sau:
- Ghi số tham chiếu trên Tờ khai bổ sung C/O giống như số tham chiếu của C/O.
- Ghi số trang nếu sử dụng từ 2 (hai) tờ khai bổ sung C/O trở lên.
Ví dụ: page 1/3, page 2/3, page 3/3
- Khai các ô từ ô số 6 đến ô số 12 tương tự như khai trên CO form CPTPP. Thông tin tại ô số 11 và ô số 12 phải được thể hiện giống như trên C/O.
Mẫu Tờ khai bổ sung Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa Mẫu CPTPP (CO form CPTPP) của Việt Nam là mẫu nào? (Hình từ Internet)
CO form CPTPP của Việt Nam được cấp như thế nào?
Căn cứ Điều 22 Thông tư 03/2019/TT-BCT có quy định như sau:
Cấp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa được cơ quan có thẩm quyền cấp:
a) Riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một Nước thành viên;
b) Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa có hiệu lực trong vòng 1 năm sau ngày phát hành hoặc lâu hơn theo quy định pháp luật của Nước thành viên nhập khẩu.
Như vậy, đối chiếu với các quy định trên thì CO form CPTPP của Việt Nam được cơ quan có thẩm quyền cấp:
- Riêng cho từng lô hàng vào lãnh thổ của một Nước thành viên;
- Chung cho nhiều lô hàng đối với hàng hóa giống hệt nhau trong khoảng thời gian không quá 12 tháng trên chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Và theo Phụ lục IX ban hành kèm Thông tư 03/2019/TT-BCT thì các cơ quan, tổ chức cấp CO form CPTPP của Việt Nam gồm:
STT | Tên cơ quan, tổ chức cấp C/O | Mã số |
1 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Nội | 01 |
2 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tp. Hồ Chí Minh | 02 |
3 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đà Nẵng | 03 |
4 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Đồng Nai | 04 |
5 | Sở Công Thương Hải Phòng | 05 |
6 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Dương | 06 |
7 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Vũng Tàu | 07 |
8 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lạng Sơn | 08 |
9 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Quảng Ninh | 09 |
10 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Lào Cai | 71 |
11 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thái Bình | 72 |
12 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Thanh Hoá | 73 |
13 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Nghệ An | 74 |
14 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Tiền Giang | 75 |
15 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Cần Thơ | 76 |
16 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hải Dương | 77 |
17 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Bình Trị Thiên | 78 |
18 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Khánh Hoà | 80 |
19 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Hà Tĩnh | 85 |
20 | Phòng Quản lý Xuất nhập khẩu khu vực Ninh Bình | 86 |
Được miễn nộp CO form CPTPP trong trường hợp nào?
Trường hợp miễn nộp CO form CPTPP được quy định tại Điều 24 Thông tư 03/2019/TT-BCT như sau:
Miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa
1. Thương nhân được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp sau:
a) Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;
b) Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
2. Thương nhân không được miễn chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa trong trường hợp việc nhập khẩu là một phần thuộc một chuỗi các hoạt động nhập khẩu được tiến hành hoặc đã lên kế hoạch nhằm trốn tránh quy định nộp chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa của Nước thành viên nhập khẩu để hưởng ưu đãi thuế quan.
Đối chiếu với quy định trên thì thương nhân được miễn nộp CO form CPTPP trong các trường hợp sau đây:
- Trị giá hải quan của lô hàng nhập khẩu không vượt quá 1.000 (một nghìn) đô la Mỹ hoặc trị giá tương đương với đồng tiền của Nước thành viên nhập khẩu hoặc theo quy định của Nước thành viên nhập khẩu nếu có quy định về trị giá được miễn chứng từ cao hơn;
- Hàng hóa đã được Nước thành viên nhập khẩu miễn hoặc không yêu cầu nhà nhập khẩu phải xuất trình chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?