Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hình sự chuẩn nhất? Tải về và hướng dẫn cách viết?
Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hình sự chuẩn nhất?
Hiện nay, mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hình sự được quy định là Mẫu số 35-HS ban hành kèm theo Nghị quyết 05/2017/NQ-HĐTP, mẫu có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hình sự
Hướng dẫn viết mẫu:
(1) và (3) ghi tên Tòa án nhân dân xét xử sơ thẩm; nếu là Tòa án nhân dân cấp huyện thì cần ghi tên Tòa án nhân dân huyện gì thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào(ví dụ: Tòa án nhân dân huyện X, tỉnh H); nếu là Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi tên Tòa án nhân dân tỉnh (thành phố) nào (ví dụ: Tòa án nhân dân thành phố Hà Nội); nếu là Tòa án quân sự khu vực cần ghi thêm quân khu (Tòa án quân sự Khu vực 1, Quân khu 4).
(2) ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra Thông báo (ví dụ: 16/2017/TB-TA).
(4) và (6) ghi tên Viện kiểm sát cùng cấp.
(5) nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung.
Mẫu thông báo yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ trong tố tụng hình sự chuẩn nhất? Tải về và hướng dẫn cách viết? (Hình từ Internet)
Quy định về việc yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ ra sao?
Việc yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung tài liệu, chứng cứ được quy định tại Điều 284 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015, cụ thể như sau:
(1) Khi xét thấy cần bổ sung tài liệu, chứng cứ cần thiết cho việc giải quyết vụ án mà không phải trả hồ sơ để điều tra bổ sung thì Thẩm phán chủ toạ phiên tòa yêu cầu Viện kiểm sát bổ sung.
(2) Yêu cầu bổ sung tài liệu, chứng cứ phải bằng văn bản, nêu rõ tài liệu, chứng cứ cần bổ sung và gửi cho Viện kiểm sát cùng cấp trong thời hạn 02 ngày kể từ ngày ra văn bản yêu cầu.
(3) Trong thời hạn 05 ngày kể từ ngày nhận được yêu cầu của Tòa án, Viện kiểm sát gửi cho Tòa án tài liệu, chứng cứ được yêu cầu bổ sung. Trường hợp Viện kiểm sát không bổ sung được tài liệu, chứng cứ thì Tòa án tiến hành xét xử vụ án.
Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Căn cứ quy định tại Điều 45 Bộ luật Tố tụng hình sự 2015 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Thẩm phán
1. Thẩm phán được phân công giải quyết, xét xử vụ án hình sự có những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
b) Tiến hành xét xử vụ án;
c) Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
d) Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
2. Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 1 Điều này và những nhiệm vụ, quyền hạn:
a) Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
b) Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
c) Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
d) Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
đ) Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
e) Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
g) Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
h) Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
3. Thẩm phán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về hành vi, quyết định của mình.
Như vậy, theo quy định, Thẩm phán chủ tọa phiên tòa có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Nghiên cứu hồ sơ vụ án trước khi mở phiên tòa;
- Tiến hành xét xử vụ án;
- Tiến hành hoạt động tố tụng và biểu quyết những vấn đề thuộc thẩm quyền của Hội đồng xét xử;
- Tiến hành hoạt động tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án.
- Quyết định áp dụng, thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế, trừ biện pháp tạm giam;
- Quyết định trả hồ sơ để điều tra bổ sung;
- Quyết định đưa vụ án ra xét xử; quyết định đình chỉ hoặc tạm đình chỉ vụ án;
- Điều hành việc xét xử vụ án, tranh tụng tại phiên tòa;
- Quyết định trưng cầu giám định, giám định bổ sung hoặc giám định lại, thực nghiệm điều tra; thay đổi hoặc yêu cầu thay đổi người giám định; yêu cầu định giá tài sản, yêu cầu thay đổi người định giá tài sản;
- Yêu cầu hoặc đề nghị cử, thay đổi người bào chữa; thay đổi người giám sát người dưới 18 tuổi phạm tội; yêu cầu cử, thay đổi người phiên dịch, người dịch thuật;
- Quyết định triệu tập những người cần xét hỏi đến phiên tòa;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn tố tụng khác thuộc thẩm quyền của Tòa án theo sự phân công của Chánh án Tòa án theo quy định của Bộ luật này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Định mức thiết bị là gì? Định mức thiết bị trong lĩnh vực giáo dục đào tạo được xác định như thế nào?
- Bảng tiêu chí và điểm xếp hạng cơ sở trợ giúp xã hội mới nhất theo Thông tư 11? Hồ sơ xếp hạng gồm gì?
- Giao xe cho người không đủ điều kiện điều khiển xe ô tô 2025 phạt bao nhiêu theo Nghị định 168 mới nhất?
- Xử lý kỷ luật đối với hành vi không quy định trong nội quy lao động nhưng có quy định trong hợp đồng lao động có được không?
- Hướng dẫn trao Huy hiệu Đảng đợt 3 2: Quy trình, kịch bản, trang trí, phát biểu chi tiết? Quy trình xét tặng Huy hiệu Đảng?