Mẫu thông báo phạt nhân viên đi làm trễ là mẫu nào? Công ty có được cắt lương nhân viên đi làm trễ không?
Mẫu thông báo phạt nhân viên đi làm trễ là mẫu nào?
Hiện nay, theo quy định tại Bộ luật Lao động 2019 và những văn bản có liên quan không có quy định về mẫu thông báo phạt nhân viên đi làm trễ.
Việc phạt nhân viên đi làm trễ có thể hiểu là hình thức xử phạt nhằm mục đích nhắc nhở và nâng cao ý thức kỷ luật trong công ty.
Do đó, công ty có thể tham khảo qua mẫu thông báo phạt nhân viên đi làm trễ dưới dây:
Tải về Mẫu thông báo phạt nhân viên đi làm trễ.
Mẫu thông báo phạt nhân viên đi làm trễ là mẫu nào? Công ty có được cắt lương nhân viên đi làm trễ không? (Hình từ Internet)
Công ty có được cắt lương nhân viên đi làm trễ không?
Căn cứ vào Điều 117 Bộ luật Lao động 2019 quy định về kỷ luật lao động như sau:
Kỷ luật lao động
Kỷ luật lao động là những quy định về việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh do người sử dụng lao động ban hành trong nội quy lao động và do pháp luật quy định.
Bên cạnh đó, theo quy định tại khoản 2 Điều 127 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm khi xử lý kỷ luật lao động
1. Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín, nhân phẩm của người lao động.
2. Phạt tiền, cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động.
3. Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không có quy định.
Theo đó, việc phạt tiền, cắt lương nhân viên đi làm trễ thay cho việc xử lý kỷ luật lao động là hành vi bị nghiêm cấm theo quy định của pháp luật.
Căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 3 Điều 19 Nghị định 12/2022/NĐ-CP có quy định như sau:
Vi phạm quy định về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất
...
3. Phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với người sử dụng lao động khi có một trong các hành vi sau đây:
a) Xâm phạm sức khỏe, danh dự, tính mạng, uy tín hoặc nhân phẩm của người lao động khi xử lý kỷ luật lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự;
b) Dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương thay việc xử lý kỷ luật lao động;
c) Xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động có hành vi vi phạm không được quy định trong nội quy lao động hoặc không thỏa thuận trong hợp đồng lao động đã giao kết hoặc pháp luật về lao động không quy định;
d) Áp dụng nhiều hình thức kỷ luật lao động đối với một hành vi vi phạm kỷ luật lao động;
...
4. Biện pháp khắc phục hậu quả
...
d) Buộc người sử dụng lao động trả lại khoản tiền đã thu hoặc trả đủ tiền lương cho người lao động đối với hành vi vi phạm quy định tại điểm b khoản 3 Điều này.
Lưu ý: Căn cứ theo khoản 1 Điều 6 Nghị định 12/2022/NĐ-CP quy định: "Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi vi phạm quy định tại Chương II, Chương III và Chương IV Nghị định này là mức phạt đối với cá nhân, trừ trường hợp quy định tại khoản 1, 2, 3, 5 Điều 7; khoản 3, 4, 6 Điều 13; khoản 2 Điều 25; khoản 1 Điều 26; khoản 1, 5, 6, 7 Điều 27; khoản 8 Điều 39; khoản 5 Điều 41; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10, 11, 12 Điều 42; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6, 7, 8 Điều 43; khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 45; khoản 3 Điều 46 Nghị định này. Mức phạt tiền đối với tổ chức bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân".
Như vậy, trường hợp người sử dụng lao động dùng hình thức phạt tiền hoặc cắt lương nhân viên đi làm trễ thay việc xử lý kỷ luật lao động có thể bị xử phạt từ 20.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân, đối với tổ chức có thể bị phạt từ 40.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng.
Ngoài ra, còn áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả là trả đủ tiền lương cho người lao động nếu cắt lương nhân viên đi làm trễ.
Nội quy lao động tại công ty được quy định như thế nào tại Bộ luật Lao động?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 118 Bộ luật Lao động 2019 quy định nội dung nội quy lao động không được trái với pháp luật về lao động và quy định của pháp luật có liên quan.
Nội quy lao động bao gồm những nội dung chủ yếu sau đây:
(1) Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi;
(2) Trật tự tại nơi làm việc;
(3) An toàn, vệ sinh lao động;
(4) Phòng, chống quấy rối tình dục tại nơi làm việc; trình tự, thủ tục xử lý hành vi quấy rối tình dục tại nơi làm việc;
(5) Việc bảo vệ tài sản và bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, sở hữu trí tuệ của người sử dụng lao động;
(6) Trường hợp được tạm thời chuyển người lao động làm việc khác so với hợp đồng lao động;
(7) Các hành vi vi phạm kỷ luật lao động của người lao động và các hình thức xử lý kỷ luật lao động;
(8) Trách nhiệm vật chất;
(9) Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật lao động.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sự kiện nổi bật ngày 12 tháng 5? Sự kiện trong nước 12 5? Sự kiện thế giới 12 5? 12 5 có phải lễ lớn?
- Ngày 12 tháng 5 năm 2025 là ngày bao nhiêu âm lịch? Ngày 12 tháng 5 năm 2025 có tốt không? Âm lịch hôm nay ngày 12 5 - Lịch Vạn niên 2025?
- Hải Phòng bắn pháo hoa 13 5 mấy giờ? Lịch bắn pháo hoa Hải Phòng 13 5 kỷ niệm 70 năm ngày giải phóng? Địa điểm bắn pháo hoa Hải Phòng?
- Sự kiện nổi bật ngày 11 tháng 5? Sự kiện trong nước 11 5? Sự kiện thế giới 11 5? 11 5 có phải lễ lớn?
- Tử vi 12 con giáp hôm nay 11 5 2025? Tử vi tài lộc của 12 con giáp 11 5 2025 may mắn ra sao?