Mẫu Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của DNTN chấm dứt hoạt động kinh doanh mới nhất?
Mẫu Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của DNTN chấm dứt hoạt động kinh doanh mới nhất?
Hiện nay, mẫu Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của doanh nghiệp tư nhân chấm dứt hoạt động kinh doanh là mẫu 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC.
TẢI VỀ mẫu Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế (Mẫu 24/ĐK-TCT) mới nhất 2023
Mẫu Thông báo đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế của DNTN chấm dứt hoạt động kinh doanh mới nhất? (Hình từ Internet)
Người nộp thuế phải hoàn thành nghĩa vụ gì trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế?
Theo Điều 15 Thông tư 105/2020/TT-BTC quy định về nghĩa vụ của người nộp thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế như sau:
Các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế
1. Đối với người nộp thuế theo quy định tại Điểm a, b, c, d, đ, e, g, h, m, n Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
- Người nộp thuế nộp Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế;
- Trường hợp đơn vị chủ quản có các đơn vị phụ thuộc thì toàn bộ các đơn vị phụ thuộc phải hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế của đơn vị chủ quản.
2. Đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh theo quy định tại Điểm i Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
- Người nộp thuế nộp báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn theo quy định của pháp luật về hóa đơn nếu có sử dụng hóa đơn;
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp khoán thuế.
- Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp hồ sơ khai thuế, nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa, số thuế giá trị gia tăng chưa được khấu trừ (nếu có) theo quy định tại Điều 43, 44, 47, 60, 67, 68, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh nộp thuế theo phương pháp kê khai.
3. Đối với hộ kinh doanh chuyển lên doanh nghiệp nhỏ và vừa theo quy định tại Luật hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa thì hộ kinh doanh phải hoàn thành nghĩa vụ thuế với cơ quan thuế trực tiếp quản lý hoặc có văn bản gửi cơ quan thuế cam kết doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh kế thừa toàn bộ nghĩa vụ thuế của hộ kinh doanh theo quy định của pháp luật về hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
4. Đối với cá nhân theo quy định tại Điểm k, l Khoản 2 Điều 4 Thông tư này:
Người nộp thuế hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế và xử lý số tiền thuế nộp thừa theo quy định tại Điều 60, 67, 69, 70, 71 Luật Quản lý thuế với cơ quan quản lý thuế.
Theo đó, các nghĩa vụ người nộp thuế phải hoàn thành trước khi chấm dứt hiệu lực mã số thuế được quy định cụ thể nêu trên.
Ai có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân?
Theo khoản 1 Điều 190 Luật Doanh nghiệp 2020 quy định như sau:
Quản lý doanh nghiệp tư nhân
1. Chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân, việc sử dụng lợi nhuận sau khi đã nộp thuế và thực hiện nghĩa vụ tài chính khác theo quy định của pháp luật.
2. Chủ doanh nghiệp tư nhân có thể trực tiếp hoặc thuê người khác làm Giám đốc hoặc Tổng giám đốc để quản lý, điều hành hoạt động kinh doanh; trường hợp này, chủ doanh nghiệp tư nhân vẫn phải chịu trách nhiệm về mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
3. Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
Theo quy định nêu trên thì chủ doanh nghiệp tư nhân có toàn quyền quyết định đối với tất cả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp tư nhân.
Chủ doanh nghiệp tư nhân là người đại diện theo pháp luật, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân với tư cách người yêu cầu giải quyết việc dân sự, nguyên đơn, bị đơn, người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan trước Trọng tài, Tòa án, đại diện cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cán bộ công chức ở các cơ quan trung ương đi công tác tại cấp tỉnh sau sáp nhập hưởng chính sách thế nào theo Nghị định 178?
- Bài Tuyên truyền Tuần lễ Thương hiệu quốc gia Việt Nam chào mừng Ngày Thương hiệu Việt Nam 20 4?
- Nghi thức Thứ 7 Tuần Thánh? Thông tin chi tiết Thứ 7 Tuần Thánh? Thứ 7 Tuần Thánh có phải ngày lễ lớn của Việt Nam?
- Những môn thể thao giúp tăng cường sức khỏe và giữ dáng hiệu quả? Hành vi bị nghiêm cấm trong thể thao?
- Gợi ý những bài hát hay, ý nghĩa về cha mẹ? Cha mẹ có quyền và nghĩa vụ như nào đối với con cái?