Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Gói thầu mua sắm hàng hóa được đảm bảo dự thầu bằng những biện pháp nào?
Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào?
>> Mới nhất Tải Tổng hợp trọn bộ văn bản về Đấu thầu hiện hành
Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu số 03 kèm theo Mẫu 4C ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT sau đây:
Tải về Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa.
* E HSMST là hồ sơ mời sơ tuyển qua mạng. (Theo điểm e khoản 3 Điều 2 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT)
Lưu ý:
(1) Hệ thống tự động cập nhật các văn bản quy phạm pháp luật theo quy định hiện hành.
(2) Việc phân công trách nhiệm bao gồm một hoặc nhiều công việc như đã nêu.
(3) Nhà thầu phải ghi rõ nội dung công việc cụ thể và ước tính tỷ lệ công việc tương ứng mà từng thành viên trong liên danh sẽ thực hiện, trách nhiệm chung, trách nhiệm riêng của từng thành viên, kể cả thành viên đứng đầu liên danh.
Việc phân chia công việc trong liên danh phải căn cứ các hạng mục nêu trong phạm vi cung cấp hoặc dịch vụ liên quan hoặc theo các công việc thuộc quá trình sản xuất hạng mục trong phạm vi cung cấp, không được phân chia các công việc không thuộc các hạng mục này hoặc không thuộc quá trình sản xuất các hạng mục này.
Mẫu thỏa thuận liên danh thuộc E HSMST gói thầu mua sắm hàng hóa là mẫu nào? Gói thầu mua sắm hàng hóa được đảm bảo dự thầu bằng những biện pháp nào? (Hình từ Internet)
Gói thầu mua sắm hàng hóa có thể được đảm bảo dự thầu bằng những biện pháp nào?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Đấu thầu 2023 về bảo đảm dự thầu như sau:
Bảo đảm dự thầu
1. Nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
a) Đặt cọc;
b) Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
c) Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
2. Bảo đảm dự thầu được áp dụng trong các trường hợp sau đây:
a) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh đối với gói thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp và gói thầu hỗn hợp;
b) Đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế đối với lựa chọn nhà đầu tư.
3. Nhà thầu, nhà đầu tư thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trước thời điểm đóng thầu theo quy định của hồ sơ mời thầu; trường hợp áp dụng phương thức đấu thầu hai giai đoạn, nhà thầu, nhà đầu tư phải thực hiện biện pháp bảo đảm dự thầu trong giai đoạn hai.
Như vậy, đối với gói thầu mua sắm hàng hóa áp dụng hình thức đấu thầu rộng rãi, đấu thầu hạn chế, chào hàng cạnh tranh thì nhà thầu phải thực hiện một trong các biện pháp sau đây để bảo đảm trách nhiệm dự thầu trong thời gian xác định theo yêu cầu của hồ sơ mời thầu:
- Đặt cọc;
- Nộp thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam;
- Nộp giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam.
Nhà thầu tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng những điều kiện gì?
Căn cứ Điều 61 Luật Đấu thầu 2023 quy định như sau:
Xét duyệt trúng thầu đối với đấu thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp
1. Nhà thầu cung cấp dịch vụ phi tư vấn, mua sắm hàng hóa, xây lắp, hỗn hợp được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ;
b) Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
c) Có đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
d) Có giá trị phần sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
đ) Đối với phương pháp giá thấp nhất: có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; đối với phương pháp giá đánh giá: có giá đánh giá thấp nhất; đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: có điểm tổng hợp cao nhất;
e) Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
2. Đối với nhà thầu không được lựa chọn, thông báo kết quả lựa chọn nhà thầu phải nêu lý do nhà thầu không trúng thầu.
Như vậy, nhà thầu tham gia đấu thầu mua sắm hàng hóa được xem xét, đề nghị trúng thầu khi đáp ứng những điều kiện sau:
- Có hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất hợp lệ
- Có năng lực, kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Có đề xuất kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của hồ sơ mời thầu, hồ sơ yêu cầu;
- Có giá trị phần sai lệch thiếu không quá 10% giá dự thầu;
- Đối với phương pháp giá thấp nhất: có giá dự thầu sau sửa lỗi, hiệu chỉnh sai lệch (nếu có), trừ đi giá trị giảm giá (nếu có) thấp nhất; đối với phương pháp giá đánh giá: có giá đánh giá thấp nhất; đối với phương pháp kết hợp giữa kỹ thuật và giá: có điểm tổng hợp cao nhất;
- Có giá đề nghị trúng thầu không vượt giá gói thầu được phê duyệt.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên về việc bổ nhiệm giám đốc công ty? Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên file word?
- Ngày 25 12 âm lịch năm nay là bao nhiêu dương? Ngày 25 12 âm lịch người lao động được nghỉ Tết chưa?
- Tiếp nhận hồ sơ đăng ký thuế từ ngày 6/2/2025 như thế nào? Quy định về đối tượng đăng ký thuế 2025 ra sao?
- Giới thiệu Tết cổ truyền Việt Nam ngắn gọn? Các ngày lễ, tết truyền thống của Việt Nam? Tết diễn ra vào ngày nào đến ngày nào?
- Bảng tiêu chí xếp hạng cơ sở chỉnh hình, phục hồi chức năng theo Thông tư 11? Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo, quản lý bao nhiêu?