Mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tham luận ở đâu?
Mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi ở đâu?
Căn cứ theo đánh giá sơ bộ tại Báo cáo số 224/BC-BGDĐT thì các địa phương cần chú trọng rà soát, phân loại trình độ học sinh, xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi, triệt để khắc phục tình trạng học sinh “ngồi sai lớp”.
Theo đó, tham luận thường là một dạng báo cáo nhằm phân tích, đánh giá tình hình thực tiễn, thể hiện ý kiến, quan điểm của người viết về một vấn đề gì đó, đồng thời đưa ra giải pháp thực hiện, kết quả thực hiện (nếu có) về vấn đề cụ thể.
Công tác phát hiện, bồi dưỡng học sinh giỏi nhiều năm qua luôn là công tác mũi nhọn của ngành giáo dục - đào tạo, hướng tới bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, quốc gia nói chung.
Do đó, đây là công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của nhà trường, phụ huynh học sinh, thầy và trò. Với những giáo viên có kinh nghiệm nhiều năm trong bồi dưỡng học sinh giỏi, việc chia sẻ kinh nghiệm của bản thân trong công tác giảng dạy, phát hiện năng lực, phẩm chất của học sinh là điều cần thiết.
Sau đây là một số mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất hiện nay mà nhà trường có thể tham khảo:
- Mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi số 1:
BÀI SỐ 1 Kính thưa các vị đại biểu! Kính thưa đoàn chủ tịch! Thưa hội nghị. Vừa qua, tôi đã được nghe kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2024 – 2025 của trường THCS ....... đề ra, tôi hoàn toàn nhất trí với kế hoạch trên. Sau đây tôi có bổ sung thêm tham luận về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi trong trường THCS ......... Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương nói chung. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tổ KHTN đã xây dựng kế hoạch ngay từ đầu năm học. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò . .... |
>> Tải mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi số 1 tại đây: TẢI VỀ
- Mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi số 2:
BÀI SỐ 2 Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa các đồng chí cán bộ , giáo viên , nhân viên nhà trường !Hôm nay tôi rất vinh dự được thay mặt cho các đồng chí trong tổ KHTN xin được tham luận về biện pháp nâng cao chất lượng mũi nhọn HSG. Lời đầu tiên cho phép tôi xin được gửi lời chào trân trọng nhất đến tất cả các quý vị có mặt trong buổi tọa đàm này. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng, cho địa phương và đất nước nói chung. Bồi dưỡng HSG là một công việc khó khăn và lâu dài, đòi hỏi nhiều công sức của thầy và trò. Trong những năm gần đây, qua các kỳ thi HSG vòng thành phố, vòng Tỉnh chúng ta đã đạt được những thành công nhất định góp phần vào kết quả thi HSG chung của toàn trường. ... |
>> Tải mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi số 2 tại đây: TẢI VỀ
- Mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi số 3:
BÀI SỐ 3 Kính thưa đoàn chủ tịch Đại hội! Kính thưa các cấp lãnh đạo! Kính thưa các quý vị đại biểu! Thưa đại hội! Trước hết tôi hoàn toàn nhất trí với bản báo cáo tổng kết hoạt động công Đoàn năm học 20.. – 20.. và kế hoạch chương trình công tác năm học 20.. – 20.. mà đoàn chủ tịch vừa trình bày trước Đại hội. Được sự cho phép của BCH công Đoàn, tôi xin nêu ý kiến tham luận trước Đại hội về: Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi và nâng cao chất lượng học sinh đại trà. ... |
>> Tải mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi số 2 tại đây: TẢI VỀ
Mẫu tham luận công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mới nhất hiện nay là mẫu nào? Tải mẫu tham luận ở đâu? (Hình từ Internet)
Chế độ tiết dạy đối với giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi ra sao?
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT có quy định như sau:
Định mức tiết dạy
Định mức tiết dạy là số tiết lý thuyết hoặc thực hành của mỗi giáo viên phải giảng dạy trong một tuần, cụ thể như sau:
1. Định mức tiết dạy của giáo viên tiểu học là 23 tiết, giáo viên trung học cơ sở là 19 tiết, giáo viên trung học phổ thông là 17 tiết;
...
Ngoài ra, tại khoản 2 Điều 11 Chế độ làm việc đối với giáo viên phổ thông do Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành ban hành kèm Thông tư 28/2009/TT-BGDĐT (được sửa đổi bởi khoản 11 Điều 1 Thông tư 15/2017/TT-BGDĐT) có quy định như sau:
Quy đổi các hoạt động chuyên môn khác ra tiết dạy
…
2. Ngoài nhiệm vụ giảng dạy chính ở trên lớp, giáo viên phải thực hiện những hoạt động chuyên môn và các hoạt động khác theo sự phân công của hiệu trưởng. Việc quy đổi những hoạt động này ra tiết dạy để tính số giờ giảng dạy cho từng giáo viên được thực hiện như sau:
...
b) Đối với giáo viên được huy động tham gia công tác hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn chuyên môn, nghiệp vụ do Phòng Giáo dục và Đào tạo, Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng, tập huấn thực tế được tính bằng 1,5 tiết định mức;
...
d) Hiệu trưởng nhà trường căn cứ tình hình thực tế quy định việc quy đổi tiết dạy đối với các công việc chuyên môn khác sau khi có ý kiến đồng ý của Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo theo phân cấp quản lý đối với các cơ sở giáo dục.
Từ những quy định trên thì trường hợp giáo viên phải dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu của Phòng Giáo dục và Đào tạo hoặc Sở Giáo dục và Đào tạo hoặc Bộ Giáo dục và Đào tạo thì 1 tiết hướng dẫn, bồi dưỡng cho học sinh sẽ được tính bằng 1,5 tiết định mức tiết dạy của giáo viên.
Trường hợp giáo viên phải dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo yêu cầu của Hiệu trưởng thì sẽ có văn bản riêng nêu về việc quy đổi sau khi có ý kiến của cấp quản lý.
Học sinh giỏi sẽ được khen thưởng bằng các hình thức nào?
Căn cứ Điều 38 Điều lệ trường trung học cơ sở, trường trung học phổ thông và trường phổ thông có nhiều cấp học do Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Thông tư 32/2020/TT-BGDĐT học sinh có thành tích trong học tập và rèn luyện được giáo viên, nhà trường và các cấp quản lý giáo dục khen thưởng bằng các hình thức sau đây:
(1) Tuyên dương trước lớp hoặc trước toàn trường.
(2) Khen thưởng các danh hiệu học sinh theo quy định.
(3) Cấp giấy chứng nhận, giấy khen, bằng khen, nếu đạt thành tích nổi bật hoặc có tiến bộ vượt bậc trong một số lĩnh vực học tập, phong trào thi đua; đạt thành tích trong các kỳ thi, hội thi theo quy định và cho phép của Bộ Giáo dục và Đào tạo.
(4) Các hình thức khen thưởng khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề án giải thể đơn vị hành chính cấp huyện có lấy ý kiến của Nhân dân hay không? 06 Nguyên tắc sắp xếp đơn vị hành chính?
- Thư ký Hội đồng quản lý đơn vị sự nghiệp y tế công lập do ai bổ nhiệm? Tiêu chuẩn bổ nhiệm Thư ký?
- Quy định về cam kết bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 như thế nào? Bên nhận bảo lãnh có quyền và nghĩa vụ ra sao?
- Tải về mẫu biên bản họp Đại hội đồng cổ đông công ty cổ phần về việc thông qua hợp đồng hợp nhất để thành lập công ty mới?
- Mẫu phiếu đề nghị xử lý kỷ luật áp dụng đối với đoàn viên công đoàn trong tổ chức công đoàn theo Quyết định 684?