Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp?

Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp? Cần lưu ý khi ghi Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp? câu hỏi của chị C (Nha Trang).

Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp?

Mục đích của việc lập Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng nhằm phản ánh số thuế GTGT phải nộp, đã nộp và còn phải nộp.

Theo đó, mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp được thực hiện theo Mẫu số S61-DN thuộc Phụ lục 04 Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.

Tải về Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp.

Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp?

Mẫu Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp? (hình từ internet)

Một số lưu ý khi ghi Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp?

Cũng tại Mẫu số S61-DN thuộc Phụ lục 04 Ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có đề cập về căn cứ và phương pháp ghi Sổ theo dõi thuế giá trị gia tăng áp dụng cho đối tượng tính thuế GTGT phải nộp theo phương pháp trực tiếp như sau:

- Sổ được mở hàng tháng, được ghi chép theo từng Hóa đơn GTGT (Mỗi hóa đơn ghi 01dòng). Riêng thuế GTGT phải nộp có thể không ghi theo từng Hóa đơn, 1 tháng có thể ghi 1 lần vào thời điểm cuối tháng.

- Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày tháng của chứng từ (Hoá đơn GTGT, chứng từ nộp thuế GTGT).

- Cột C: Ghi diễn giải nội dung nghiệp vụ kinh tế phát sinh.

- Cột 1: Ghi số tiền thuế GTGT đã nộp trong kỳ theo từng chứng từ.

- Cột 2: Ghi số tiền thuế GTGT còn phải nộp đầu kỳ, số tiền thuế GTGT phải nộp phát sinh trong kỳ theo từng chứng từ, số tiền thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ.

Cuối kỳ, kế toán tiến hành khóa sổ, cộng số phát sinh thuế GTGT phải nộp, đã nộp trong kỳ và tính ra số thuế GTGT còn phải nộp cuối kỳ. Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ và kế toán trưởng phải ký và ghi họ tên.

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với những trường hợp nào?

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với những trường hợp được quy định tại Điều 11 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Luật Thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013 như sau:

Phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng
1. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng giá trị gia tăng nhân với thuế suất thuế giá trị gia tăng áp dụng đối với hoạt động mua bán, chế tác vàng, bạc, đá quý.
Giá trị gia tăng của vàng, bạc, đá quý được xác định bằng giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý bán ra trừ giá thanh toán của vàng, bạc, đá quý mua vào tương ứng.
2. Số thuế giá trị gia tăng phải nộp theo phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng bằng tỷ lệ % nhân với doanh thu áp dụng như sau:
a) Đối tượng áp dụng:
- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
- Hộ, cá nhân kinh doanh;
- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;
- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 của Luật này;
b) Tỷ lệ % để tính thuế giá trị gia tăng được quy định như sau:
- Phân phối, cung cấp hàng hoá: 1%;
- Dịch vụ, xây dựng không bao thầu nguyên vật liệu: 5%;
- Sản xuất, vận tải, dịch vụ có gắn với hàng hoá, xây dựng có bao thầu nguyên vật liệu: 3%;
- Hoạt động kinh doanh khác: 2%.

Như vậy, phương pháp tính trực tiếp trên giá trị gia tăng áp dụng đối với những trường hợp sau:

- Doanh nghiệp, hợp tác xã có doanh thu hàng năm dưới mức ngưỡng doanh thu một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013;

- Hộ, cá nhân kinh doanh;

- Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh không có cơ sở thường trú tại Việt Nam nhưng có doanh thu phát sinh tại Việt Nam chưa thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ, trừ tổ chức, cá nhân nước ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát triển và khai thác dầu, khí nộp thuế theo phương pháp khấu trừ do bên Việt Nam khấu trừ nộp thay;

- Tổ chức kinh tế khác, trừ trường hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ thuế quy định tại khoản 2 Điều 10 Luật Thuế giá trị gia tăng 2008 được sửa đổi bởi khoản 4 Điều 1 Luật thuế giá trị gia tăng sửa đổi năm 2013.

Thuế giá trị gia tăng Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuế giá trị gia tăng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Đã có Dự thảo đề xuất giảm thuế GTGT 2% năm 2025: Tin mới nhất về giảm thuế GTGT
Pháp luật
Hộ kinh doanh bán lẻ hàng hóa năm 2025 đóng thuế GTGT, thuế TNCN bao nhiêu? Việc tính thuế đối với hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh dựa trên những căn cứ nào?
Pháp luật
Không còn hồ sơ hoàn thuế GTGT tồn quá hạn đến hết tháng 5 2025 theo yêu cầu của Cục Thuế nêu tại Công văn 563?
Pháp luật
Thuế suất thuế giá trị gia tăng phân bón và xăng dầu là bao nhiêu theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Phương pháp phân bổ thuế giá trị gia tăng phải nộp cho từng tỉnh nơi có nhà máy thủy điện nằm trên nhiều tỉnh quy định ra sao?
Pháp luật
Xuất bản sách giáo khoa dùng trong các trường tư thục thì sẽ không chịu thuế GTGT đúng không?
Pháp luật
Cơ sở kinh doanh áp dụng khấu trừ thuế giá trị gia tăng và bán hàng hóa với mức thuế suất khác nhau thì nội dung hóa đơn gồm những gì?
Pháp luật
Thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3 năm 2025? Gia hạn thời hạn nộp thuế GTGT tháng 3 năm 2025 đến khi nào?
Pháp luật
Thuế giá trị gia tăng đối với sản phẩm trồng trọt là sao nhiêu? Rau, củ quả từ sản phẩm trồng trọt có phải chịu thuế giá trị gia tăng?
Pháp luật
Hướng dẫn xác định giá tính thuế GTGT trong trường hợp chuyển nhượng bất động sản theo Cục thuế thành phố Hà Nội?
Pháp luật
Hướng dẫn lập hóa đơn thuế GTGT đối với công trình xây dựng hoàn thành vào năm 2022 nhưng lập hóa đơn từ 2023?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuế giá trị gia tăng
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
2,289 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào