Mẫu Sổ nhật ký chung theo Thông tư 107? Tải mẫu ở đâu? Hướng dẫn cách lập mẫu Sổ nhật ký chung chi tiết?
Mẫu Sổ nhật ký chung dùng trong đơn vị hành chính sự nghiệp theo Thông tư 107? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu Sổ nhật ký chung dùng trong đơn vị hành chính sự nghiệp là Mẫu số S04-H được quy định tại Phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC, mẫu có dạng như sau:
Tải về Mẫu Sổ nhật ký chung dùng trong đơn vị hành chính sự nghiệp.
Hướng dẫn cách lập mẫu Sổ nhật ký chung dùng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như thế nào?
Căn cứ theo mẫu số S04-H tại Phụ lục 03 ban hành kèm theo Thông tư 107/2017/TT-BTC thì mục đích, phương pháp lập và trách nhiệm ghi Sổ nhật ký chung dùng trong đơn vị hành chính sự nghiệp như sau:
(1) Mục đích: Sổ Nhật ký chung chỉ áp dụng ở những đơn vị thực hiện hình thức sổ kế toán Nhật ký chung để phản ánh các nghiệp vụ kinh tế phát sinh theo trình tự thời gian và xác định số tiền và tài khoản phải ghi Nợ hoặc ghi Có để phục vụ cho việc ghi Sổ Cái.
(2) Căn cứ và phương pháp ghi sổ:
Căn cứ ghi sổ là các chứng từ kế toán đã được kiểm tra, phân loại, xác định tài khoản ghi Nợ, tài khoản ghi Có.
Cột A: Ghi ngày, tháng ghi sổ.
Cột B, C: Số hiệu, ngày, tháng của chứng từ kế toán dùng để ghi sổ.
Cột D: Tóm tắt nội dung nghiệp vụ kinh tế của chứng từ.
Cột E: Cột này đánh dấu (x) vào dòng số liệu sau khi đã ghi Sổ Cái.
Cột F: Ghi số thứ tự dòng của nghiệp vụ kinh tế tại trang Sổ Nhật ký chung.
Cột G: Ghi số hiệu tài khoản ghi Nợ và số hiệu tài khoản đối ứng ghi Có của nghiệp vụ kinh tế phát sinh. Mỗi tài khoản ghi Nợ ghi 1 dòng, mỗi tài khoản ghi Có ghi 1 dòng (ghi Nợ trước, ghi Có sau).
Cột 1: Ghi số tiền ghi Nợ (ứng với dòng số hiệu Tài khoản ghi Nợ).
Cột 2: Ghi số tiền ghi Có (ứng với dòng số hiệu Tài khoản ghi Có).
Khi chuyển số liệu từ Nhật ký chung vào Sổ Cái theo dòng trên Nhật ký chung, dòng nào đã chuyển ghi vào Sổ Cái xong đánh dấu (x) vào cột E.
Cuối trang, cuối tháng phải cộng Nhật ký chung để chuyển sang đầu trang hoặc đầu tháng kế tiếp. Cuối tháng phải cộng phát sinh và tính số luỹ kế từ đầu năm.
Mẫu Sổ nhật ký chung theo Thông tư 107? Tải mẫu ở đâu? Hướng dẫn cách lập mẫu Sổ nhật ký chung chi tiết? (Hình từ Internet)
Trình tự khóa sổ kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp thế nào?
Trình tự khóa sổ kế toán trong đơn vị hành chính sự nghiệp được quy định tại điểm b khoản 7 Điều 5 Thông tư 107/2017/TT-BTC như sau:
(1) Đối với ghi sổ thủ công:
Bước 1: Kiểm tra, đối chiếu trước khi khóa sổ kế toán
- Cuối kỳ kế toán, sau khi đã phản ánh hết các chứng từ kế toán phát sinh trong kỳ vào sổ kế toán, tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên chứng từ kế toán (nếu cần) với số liệu đã ghi sổ, giữa số liệu của các sổ kế toán có liên quan với nhau để đảm bảo sự khớp đúng giữa số liệu trên chứng từ kế toán với số liệu đã ghi sổ và giữa các sổ kế toán với nhau. Tiến hành cộng số phát sinh trên Sổ Cái và các sổ kế toán chi tiết.
- Từ các sổ, thẻ kế toán chi tiết lập Bảng tổng hợp chi tiết cho những tài khoản phải ghi trên nhiều sổ hoặc nhiều trang sổ.
- Tiến hành cộng số phát sinh Nợ, số phát sinh Có của tất cả các tài khoản trên Sổ Cái hoặc Nhật ký - Sổ Cái đảm bảo số liệu khớp đúng và bằng tổng số phát sinh. Sau đó tiến hành đối chiếu giữa số liệu trên Sổ Cái với số liệu trên sổ kế toán chi tiết hoặc Bảng tổng hợp chi tiết, giữa số liệu của kế toán với số liệu của thủ quỹ, thủ kho. Sau khi đảm bảo sự khớp đúng sẽ tiến hành khóa sổ kế toán. Trường hợp có chênh lệch phải xác định nguyên nhân và xử lý số chênh lệch cho đến khi khớp đúng.
Bước 2: Khóa sổ
- Khi khóa sổ phải kẻ một đường ngang dưới dòng ghi nghiệp vụ cuối cùng của kỳ kế toán. Sau đó ghi “Cộng số phát sinh trong tháng” phía dưới dòng đã kẻ;
- Ghi tiếp dòng “Số dư cuối kỳ” (tháng, quý, năm);
- Ghi tiếp dòng “Cộng số phát sinh lũy kế các tháng trước” từ đầu quý;
- Ghi tiếp dòng “Tổng cộng số phát sinh lũy kế từ đầu năm”;
Dòng “Số dư cuối kỳ” tính như sau:
Số dư Nợ cuối kỳ | = | Số dư Nợ đầu kỳ | + | Số phát sinh Nợ trong kỳ | - | Số phát sinh Có trong kỳ |
Số dư Có cuối kỳ | = | Số dư Có đầu kỳ | + | Số phát sinh Có trong kỳ | - | Số phát sinh Nợ trong kỳ |
Sau khi tính được số dư của từng tài khoản, tài khoản nào dư Nợ thì ghi vào cột Nợ, tài khoản nào dư Có thì ghi vào cột Có.
- Cuối cùng kẻ 2 đường kẻ liền nhau kết thúc việc khóa sổ.
- Riêng một số sổ chi tiết có kết cấu các cột phát sinh Nợ, phát sinh Có và cột “Số dư” (hoặc nhập, xuất, “còn lại” hay thu, chi, “tồn quỹ”...) thì số liệu cột số dư (còn lại hay tồn) ghi vào dòng “Số dư cuối kỳ” của cột “Số dư” hoặc cột “Tồn quỹ”, hay cột “Còn lại”.
Sau khi khóa sổ kế toán, người ghi sổ phải ký dưới 2 đường kẻ, kế toán trưởng hoặc người phụ trách kế toán kiểm tra đảm bảo sự chính xác, cân đối sẽ ký xác nhận. Sau đó trình Thủ trưởng đơn vị kiểm tra và ký duyệt để xác nhận tính pháp lý của số liệu khóa sổ kế toán.
(2) Đối với ghi sổ trên máy vi tính:
Việc thiết lập quy trình khóa sổ kế toán trên phần mềm kế toán cần đảm bảo và thể hiện các nguyên tắc khóa sổ đối với trường hợp ghi sổ kế toán thủ công.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?