Mẫu Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền hiện nay sử dụng mẫu nào? Thời gian thống kê số liệu khi nào?

Cho hỏi mẫu Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền hiện nay sử dụng mẫu nào? Tải mẫu ở đâu vậy ạ? Thời gian thống kê số liệu hằng năm vào Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền khi nào? Câu hỏi của chị T.Q (Tp.Huế).

Mẫu Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền hiện nay sử dụng mẫu nào?

Mẫu Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền mới nhất hiện nay thực hiện theo Biểu mẫu 6 tại Mục 1 Biểu mẫu báo cáo, theo dõi công tác dược cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết định 3837/QĐ-BYT năm 2019 như sau:

mẫu sổ kiểm nhập

Tải về mẫu Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền mới nhất tại đây.

Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền

Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền (Hình từ Internet)

Thời gian thống kê số liệu vào Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền khi nào?

Thời gian thống kê số liệu được quy định tại Mục 2 Biểu mẫu báo cáo, theo dõi công tác dược cổ truyền trong các cơ sở khám chữa bệnh Ban hành kèm theo Quyết định 3837/QĐ-BYT năm 2019 như sau:

Chế độ báo cáo
2.1. Định kỳ hằng năm đơn vị báo cáo theo các biểu mẫu được quy định tại Quyết định này.
2.2. Đơn vị gửi báo cáo:
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện Y học cổ truyền; Bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền; Bệnh viện, cơ sở thực hành của các trường đại học Y, Dược; Viện có giường bệnh) trực thuộc Bộ Y tế.
- Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
- Cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành;
2.3. Nơi nhận báo cáo: Bộ Y tế (Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền);
2.4. Hình thức báo cáo: Bằng văn bản có đóng dấu của đơn vị báo cáo và file mềm về địa chỉ email: quanlyduoclieu@moh.gov.vn
2.5. Thời gian thống kê số liệu:
- Trước ngày 15 tháng 10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 năm trước đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp).
- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện Y dược cổ truyền; Bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền; Bệnh viện, cơ sở thực hành của các trường đại học Y, Dược; Viện có giường bệnh) trực thuộc Bộ Y tế; cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành và Bệnh viện Y dược cổ truyền gửi trực tiếp về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế.
- Các cơ sở y tế trên địa bàn báo cáo về Sở Y tế tỉnh, thành phố. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo về công tác dược cổ truyền về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền - Bộ Y tế.
- Các cơ sở y tế thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.
2.6. Yêu cầu thể thức văn bản báo cáo: Văn bản báo cáo sử dụng mã Unicode và font chữ Times New Roman

Theo quy định trên, thời gian thống kê số liệu vào Sổ kiểm nhập dược liệu, vị thuốc cổ truyền là trước ngày 15 tháng 10 hàng năm (số liệu 1 năm được tính từ 01/10 năm trước đến hết ngày 30/9 của năm kế tiếp).

- Các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (Bệnh viện Y dược cổ truyền; Bệnh viện đa khoa có khoa Y học cổ truyền; Bệnh viện, cơ sở thực hành của các trường đại học Y, Dược; Viện có giường bệnh) trực thuộc Bộ Y tế; cơ quan quản lý y tế của các Bộ ngành và Bệnh viện Y dược cổ truyền gửi trực tiếp về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền, Bộ Y tế.

- Các cơ sở y tế trên địa bàn báo cáo về Sở Y tế tỉnh, thành phố. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có trách nhiệm tổng hợp và gửi báo cáo về công tác dược cổ truyền về Cục Quản lý Y, dược cổ truyền - Bộ Y tế.

- Các cơ sở y tế thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm và báo cáo đột xuất khi được yêu cầu.

Trong y, dược cổ truyền, nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Y tế như thế nào?

Đối với y, dược cổ truyền, Bộ Y tế có các nhiệm vụ, quyền hạn quy định tại khoản 7 Điều 2 Nghị định 95/2022/NĐ-CP như sau:

- Xây dựng, ban hành hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành các quy định chuyên môn, tiêu chuẩn quốc gia, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về lĩnh vực y, dược cổ truyền;

- Xây dựng và trình cấp có thẩm quyền ban hành cơ chế, chính sách thực hiện việc kế thừa, bảo tồn, phát triển, hiện đại hóa y, dược cổ truyền và kết hợp y, dược cổ truyền với y, dược hiện đại;

- Xây dựng, ban hành danh mục loài, chủng loại dược liệu quý, hiếm, đặc hữu phải kiểm soát; phát triển vùng nuôi trồng dược liệu và tổ chức triển khai các biện pháp bảo tồn, khai thác, sử dụng hợp lý và bền vững nguồn dược liệu;

- Cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại, thu hồi chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền đối với người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc Bộ Y tế, người làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng), người nước ngoài đến hành nghề khám bệnh, chữa bệnh y học cổ truyền tại Việt Nam; cấp lần đầu, cấp điều chỉnh, cấp lại và thu hồi giấy phép hoạt động đối với các cơ sở khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền thuộc Bộ Y tế, bệnh viện y học cổ truyền tư nhân hoặc bệnh viện y học cổ truyền thuộc các bộ khác (trừ thuộc Bộ Quốc phòng) theo quy định của pháp luật;

- Cấp, gia hạn, thay đổi, bổ sung, thu hồi giấy đăng ký lưu hành dược liệu, thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật; cấp, cấp lại, điều chỉnh nội dung và thu hồi: giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược đối với các cơ sở kinh doanh dược liệu, thuốc cổ truyền; giấy chứng nhận cơ sở đạt tiêu chuẩn thực hành tốt nuôi trồng, thu hái dược liệu (GACP) theo quy định của pháp luật;

- Cấp, cấp lại giấy xác nhận nội dung quảng cáo hoạt động khám bệnh, chữa bệnh bằng y học cổ truyền; giấy xác nhận nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền và điều chỉnh nội dung thông tin, nội dung quảng cáo thuốc cổ truyền theo quy định của pháp luật;

- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện các cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, quy định chuyên môn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về y, dược cổ truyền, kết hợp y, dược cổ truyền với y, dược hiện đại.

Thuốc cổ truyền Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thuốc cổ truyền
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Các loại phụ liệu dùng trong chế biến các vị thuốc cổ truyền
Pháp luật
Hướng dẫn phương pháp chế biến dược liệu và vị thuốc cổ truyền của Bộ Y tế từ ngày 28/10/2024 thế nào?
Pháp luật
Nhà thầu tham dự gói thầu thuốc dược liệu, thuốc có kết hợp dược chất với các dược liệu, thuốc cổ truyền phải chịu trách nhiệm gì trước pháp luật?
Pháp luật
Gói thầu vị thuốc cổ truyền là gì? Khi lập hồ sơ mời thầu gói thầu vị thuốc cổ truyền thì các cơ sở y tế thực hiện theo mẫu nào?
Pháp luật
Hành vi bị cấm khi đấu thầu mua dược liệu, vị thuốc cổ truyền qua mạng áp dụng phương thức một giai đoạn một túi hồ sơ là gì?
Pháp luật
Vị thuốc cổ truyền là gì? Tiêu chuẩn người chịu trách nhiệm chuyên môn và chất lượng của cơ sở chế biến vị thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Cơ sở sản xuất thuốc cổ truyền lưu hành toàn quốc thì sẽ cần phải đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Muốn kinh doanh thuốc cổ truyền cần đáp ứng những điều kiện gì và cấp giấy đăng ký lưu hành thuốc cổ truyền như thế nào?
Pháp luật
Vị thuốc A giao có được liệt kê vào danh mục vị thuốc cổ truyền thiết yếu hay không? Vị thuốc A giao được chế biến thế nào?
Pháp luật
Trong phát triển công nghiệp dược việc nghiên cứu sản xuất nguyên liệu làm thuốc từ nguồn dược liệu sẵn có được ưu tiên không?
Pháp luật
Việc thu hồi nguyên liệu làm thuốc và biện pháp xử lý nguyên liệu làm thuốc bị thu hồi được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thuốc cổ truyền
1,669 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thuốc cổ truyền

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thuốc cổ truyền

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào