Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất?
- Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hướng dẫn cách điền mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay?
- Doanh nghiệp tư nhân có được tự mình thiết kế mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để áp dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh không?
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Mẫu số S10-DN ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC.
Tải về Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay.
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa
Hướng dẫn cách điền mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân mới nhất hiện nay?
Sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân dùng để theo dõi chi tiết tình hình nhập, xuất và tồn kho cả về số lượng và giá trị của từng thứ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, sản phẩm hàng hoá ở từng kho làm căn cứ đối chiếu với việc ghi chép của thủ kho.
Căn cứ và phương pháp ghi sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa áp dụng đối với doanh nghiệp tư nhân được quy định tại Mẫu số S10-DN ban hành theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ này được mở theo từng tài khoản (Nguyên liệu, vật liệu; Công cụ, dụng cụ; Thành phẩm; Hàng hoá: 152, 153, 155, 156) theo từng kho và theo từng thứ vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
Cột A, B: Ghi số hiệu, ngày, tháng của chứng từ nhập, xuất kho vật liệu, dụng cụ, thành phẩm, hàng hoá.
- Cột C: Ghi diễn giải nội dung của chứng từ dùng để ghi sổ.
- Cột D: Ghi số hiệu tài khoản đối ứng.
- Cột 1: Ghi đơn giá (giá vốn) của 1 đơn vị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập, xuất kho.
- Cột 2: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho.
- Cột 3: Căn cứ vào hoá đơn, phiếu nhập kho ghi giá trị (số tiền) vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập kho (Cột 3 = cột 1 x cột 2).
- Cột 4: Ghi số lượng sản phẩm, dụng cụ, vật liệu, hàng hoá xuất kho.
- Cột 5: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá xuất kho (Cột 5 = cột 1 x Cột 4).
- Cột 6: Ghi số lượng vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho.
- Cột 7: Ghi giá trị vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá tồn kho (Cột 7 = cột 1 x cột 6).
Doanh nghiệp tư nhân có được tự mình thiết kế mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để áp dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh không?
Doanh nghiệp tư nhân có được tự mình thiết kế mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa để áp dụng phù hợp với đặc điểm kinh doanh không, thì căn cứ theo Điều 122 Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Sổ kế toán
1. Sổ kế toán dùng để ghi chép, hệ thống và lưu giữ toàn bộ các nghiệp vụ kinh tế, tài chính đã phát sinh theo nội dung kinh tế và theo trình tự thời gian có liên quan đến doanh nghiệp. Mỗi doanh nghiệp chỉ có một hệ thống sổ kế toán cho một kỳ kế toán. Doanh nghiệp phải thực hiện các quy định về sổ kế toán trong Luật Kế toán, Nghị định số 129/2004/NĐ-CP ngày 31/5/2005 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Kế toán trong lĩnh vực kinh doanh, các văn bản hướng dẫn thi hành Luật Kế toán và các văn bản hướng dẫn sửa đổi, bổ sung Luật kế toán.
2. Doanh nghiệp được tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng biểu mẫu sổ kế toán, doanh nghiệp có thể áp dụng biểu mẫu sổ kế toán theo hướng dẫn tại phụ lục số 4 Thông tư này nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
3. Tùy theo đặc điểm hoạt động và yêu cầu quản lý, doanh nghiệp được tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình trên cơ sở đảm bảo thông tin về các giao dịch phải được phản ánh đầy đủ, kịp thời, dễ kiểm tra, kiểm soát và đối chiếu. Trường hợp không tự xây dựng hình thức ghi sổ kế toán cho riêng mình, doanh nghiệp có thể áp dụng các hình thức sổ kế toán được hướng dẫn trong phụ lục số 4 Thông tư này để lập Báo cáo tài chính nếu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Theo đó, doanh nghiệp tư nhân được tự xây dựng mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa cho riêng mình nhưng phải đảm bảo cung cấp thông tin về giao dịch kinh tế một cách minh bạch, đầy đủ, dễ kiểm tra, dễ kiểm soát và dễ đối chiếu.
Mẫu sổ chi tiết vật liệu, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa được hướng dẫn tại phụ lục số 4 ban hành kèm theo Thông tư này chỉ mang tính kham khảo nếu doanh nghiệp tư nhân không tự xây dựng được mẫu phù hợp với đặc điểm quản lý và hoạt động kinh doanh của mình.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thanh toán tiền thuê phòng nghỉ tại nơi đến công tác theo hình thức khoán được thực hiện như thế nào?
- Không nộp tiền sử dụng đất nhưng không bị thu hồi đất trong trường hợp nào? Áp dụng bảng giá đất để tính tiền sử dụng đất trong trường hợp nào?
- Giấy tờ tài liệu nào thuộc phạm vi thực hiện số hóa theo cơ chế một cửa, một cửa liên thông tại cơ quan thuế?
- Đăng tải thông tin tiết lộ nội dung hồ sơ mời thầu trước thời điểm phát hành trái quy định pháp luật bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Việc ban hành văn bản định giá hoặc điều chỉnh mức giá do cơ quan nhà nước có thẩm quyền định giá ban hành được thực hiện thế nào?