Mẫu sổ chi tiết chi ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe? Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe là bao nhiêu?
- Mẫu sổ chi tiết chi ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe ngành bảo hiểm xã hội?
- Người lao động được nghỉ mấy ngày để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau?
- Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là bao nhiêu?
- Người lao động không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không?
Mẫu sổ chi tiết chi ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe ngành bảo hiểm xã hội?
Theo Điều 5 Thông tư 102/2018/TT-BTC quy định về hệ thống sổ kế toán như sau:
Quy định về hệ thống sổ kế toán
1. Ngoài các sổ kế toán ban hành theo Thông tư số 107/2017/TT-BTC, Thông tư này hướng dẫn bổ sung 16 sổ kế toán chi tiết áp dụng cho các cơ quan BHXH.
2. Danh mục, biểu mẫu 16 sổ kế toán bổ sung tại khoản 1 Điều này được quy định tại Phụ lục số 03 “Hệ thống sổ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam” ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, mẫu sổ chi tiết chi ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe ngành bảo hiểm xã hội là mẫu S80a-BH nằm trong phụ lục số 03 ban hành kèm theo Thông tư 102/2018/TT-BTC.
TẢI VỀ Mẫu S80a-BH - Mẫu sổ chi tiết chi ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe
TẢI VỀ Tổng hợp mẫu Hệ thống sổ kế toán Bảo hiểm xã hội Việt Nam
Mẫu sổ chi tiết chi ốm đau, dưỡng sức phục hồi sức khỏe? (hình từ internet)
Người lao động được nghỉ mấy ngày để dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau?
Theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
2. Số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
a) Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
b) Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
c) Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác.
Như vậy, số ngày nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe do người sử dụng lao động và Ban Chấp hành công đoàn cơ sở quyết định, trường hợp đơn vị sử dụng lao động chưa có công đoàn cơ sở thì do người sử dụng lao động quyết định như sau:
- Tối đa 10 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do mắc bệnh cần chữa trị dài ngày;
- Tối đa 07 ngày đối với người lao động sức khỏe chưa phục hồi sau thời gian ốm đau do phải phẫu thuật;
- Bằng 05 ngày đối với các trường hợp khác
Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau là bao nhiêu?
Theo Điều 29 Luật Bảo hiểm xã hội 2014 quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
1. Người lao động đã nghỉ việc hưởng chế độ ốm đau đủ thời gian trong một năm theo quy định tại Điều 26 của Luật này, trong khoảng thời gian 30 ngày đầu trở lại làm việc mà sức khỏe chưa phục hồi thì được nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ 05 ngày đến 10 ngày trong một năm.
Thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe bao gồm cả ngày nghỉ lễ, nghỉ Tết, ngày nghỉ hằng tuần. Trường hợp có thời gian nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe từ cuối năm trước chuyển tiếp sang đầu năm sau thì thời gian nghỉ đó được tính cho năm trước.
…
3. Mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Như vậy, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày bằng 30% mức lương cơ sở.
Hiện nay, mức lương cơ sở là là 2.340.000 đồng/tháng (theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP).
Do đó, mức hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau một ngày hiện nay là 702.000 đồng.
Người lao động không nghỉ việc thì có được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe không?
Theo Điều 7 Thông tư 59/2015/TT-BLĐTBXH quy định về dưỡng sức, phục hồi sức khỏe như sau:
Dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau khi ốm đau
2. Người lao động đủ điều kiện nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe trong năm nào thì thời gian nghỉ việc hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe được tính cho năm đó.
Ví dụ 12: Bà D phải nghỉ việc để điều trị bệnh thuộc danh mục bệnh cần chữa trị dài ngày từ ngày 01/8/2016 đến hết ngày 10/12/2016 (trong năm 2016 bà D chưa nghỉ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe sau ốm đau). Từ ngày 11/12/2016, bà D trở lại tiếp tục làm việc đến ngày 04/01/2017 do sức khỏe chưa phục hồi nên bà D được đơn vị giải quyết nghỉ việc hưởng dưỡng sức phục hồi sức khỏe 10 ngày.
Trường hợp bà D được nghỉ hưởng dưỡng sức, phục hồi sức khỏe 10 ngày và thời gian nghỉ này được tính cho năm 2016.
3. Trường hợp người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
...
Như vậy, nếu người lao động không nghỉ việc thì không được hưởng chế độ dưỡng sức, phục hồi sức khỏe.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?