Mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự? Hướng dẫn viết mẫu này như thế nào?
Mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự?
Mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự mới nhất hiện nay được quy định là Mẫu số 05-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
Mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự
Mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự? Hướng dẫn viết mẫu này như thế nào? (Hình từ Internet)
Hướng dẫn viết mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự?
Kèm theo mẫu quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự - Mẫu số 05-DS ban hành kèm theo Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP có hướng dẫn viết mẫu như sau:
(1) Ghi tên Toà án nhân dân ra quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ; nếu là Toà án nhân dân cấp huyện thì cần ghi rõ Toà án nhân dân huyện nào thuộc tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nào (ví dụ: Toà án nhân dân huyện X, tỉnh H), nếu là Toà án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương thì ghi rõ Toà án nhân dân tỉnh (thành phố) đó (ví dụ: Toà án nhân dân thành phố Hà Nội), nếu là Toà án nhân dân cấp cao thì ghi rõ Toà án nhân dân cấp cao tại (Hà Nội, Đà Nẵng, Thành phố Hồ Chí Minh).
(2) Ô thứ nhất ghi số, ô thứ hai ghi năm ra quyết định (ví dụ: Số: 01/2017/QĐ-XXTĐTC).
(3) Ghi quan hệ tranh chấp mà Toà án đang giải quyết.
(4) Tùy trường hợp cụ thể mà ghi yêu cầu của đương sự hoặc thấy cần thiết. Trường hợp theo yêu cầu của đương sự thì ghi rõ tên, địa chỉ, tư cách đương sự của người có đơn yêu cầu (ví dụ: Xét yêu cầu xem xét, thẩm định tại chỗ của ông Nguyễn Văn A - nguyên đơn trong vụ án, cư trú tại 261 phố Đội Cấn, quận Ba Đình, thành phố Hà Nội).
(5) Ghi đối tượng và những vấn đề cần xem xét, thẩm định tại chỗ.
(6) Ghi cụ thể địa điểm tiến hành xem xét, thẩm định tại chỗ.
Lưu ý:
Theo quy định tại Điều 156 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 về nghĩa vụ nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người yêu cầu Tòa án xem xét, thẩm định tại chỗ phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo yêu cầu của Tòa án.
Trường hợp Tòa án xét thấy cần thiết và quyết định xem xét, thẩm định tại chỗ thì nguyên đơn, người yêu cầu giải quyết việc dân sự, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự được quy định ra sao?
Nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ trong vụ án dân sự được quy định tại Điều 157 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, cụ thể như sau:
Trường hợp các bên đương sự không có thỏa thuận khác hoặc pháp luật không có quy định khác thì nghĩa vụ chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được xác định như sau:
(1) Đương sự phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ nếu yêu cầu của họ không được Tòa án chấp nhận.
(2) Trường hợp yêu cầu Tòa án chia tài sản chung thì mỗi người được chia tài sản phải chịu phần chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo tỷ lệ giá trị phần tài sản mà họ được chia.
(3) Trong vụ án ly hôn thì nguyên đơn phải nộp chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, không phụ thuộc vào việc Tòa án chấp nhận hay không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn. Trường hợp cả hai thuận tình ly hôn thì mỗi bên đương sự phải chịu một nửa chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
(4) Trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án quy định tại điểm c khoản 1 Điều 217, điểm b khoản 1 Điều 299 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì nguyên đơn phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Trường hợp đình chỉ giải quyết việc xét xử phúc thẩm quy định tại điểm b khoản 1 Điều 289, khoản 3 Điều 296 của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
(5) Đối với các trường hợp đình chỉ giải quyết vụ án khác theo quy định của Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì người yêu cầu xem xét, thẩm định phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
Lưu ý: Việc xử lý tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ được quy định tại Điều 158 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 như sau:
(1) Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ không phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thì người phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ theo quyết định của Tòa án phải hoàn trả cho người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ.
(2) Trường hợp người đã nộp tiền tạm ứng chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ phải chịu chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ, nếu số tiền tạm ứng đã nộp chưa đủ cho chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ phải nộp thêm phần tiền còn thiếu; nếu số tiền tạm ứng đã nộp nhiều hơn chi phí xem xét, thẩm định tại chỗ thực tế thì họ được trả lại phần tiền còn thừa theo quyết định của Tòa án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu tổng hợp số liệu về đánh giá xếp loại chất lượng đơn vị và công chức, viên chức, người lao động theo Quyết định 3086?
- Việc thông báo lưu trú có phải ghi vào sổ tiếp nhận lưu trú không? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng như thế nào?
- Nghiêm cấm thương nhân xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa nào theo quy định pháp luật ngoại thương?
- Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở là gì? Tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở gồm các tổ chức nào?
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?