Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về file word mẫu quyết định?
Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về file word mẫu quyết định?
Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức mới nhất theo Quyết định 531 là Mẫu số 06/QĐ-XLKL ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 về Quy định việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công, viên chức Bộ Tài chính.
Tải về File word Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức mới nhất
Mẫu Quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật viên chức mới nhất theo Quyết định 531? Tải về file word mẫu quyết định? (hình từ Internet)
Hội đồng kỷ luật viên chức thuộc Bộ Tài chính được thành lập nhằm mục đích gì? Nguyên tắc làm việc của Hội đồng kỷ luật?
Căn cứ theo Điều 9 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 có quy định về mục đích việc thành lập Hội đồng kỷ luật:
Người có thẩm quyền xử lý kỷ luật quyết định thành lập Hội đồng kỷ luật để tư vấn về việc xem xét, áp dụng hình thức kỷ luật đối với viên chức vi phạm, trừ trường hợp viên chức bị Tòa án kết án phạt tù không được hưởng án treo hoặc bị kết án về hành vi tham nhũng.
Đồng thời, tại Điều 10 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì Hội đồng kỷ luật viên chức thuộc Bộ Tài chính làm việc dựa trên các nguyên tắc sau:
- Hội đồng kỷ luật làm việc theo nguyên tắc quy định tại khoản 2 Điều 16 Nghị định 27/2012/NĐ-CP:
+ Hội đồng kỷ luật chỉ họp khi có đủ các thành viên tham dự;
+ Hội đồng kỷ luật kiến nghị áp dụng hình thức kỷ luật thông qua bỏ phiếu kín;
+ Cuộc họp Hội đồng kỷ luật phải có biên bản ghi ý kiến của các thành viên dự họp và kết quả bỏ phiếu kiến nghị hình thức kỷ luật áp dụng đối với viên chức có hành vi vi phạm pháp luật.
- Hội đồng kỷ luật tự giải thể sau khi hoàn thành nhiệm vụ;
- Không cử người có quan hệ gia đình như cha, mẹ, con vợ hoặc chồng được pháp luật thừa nhận; anh, chị, em ruột và người có liên quan đến người vi phạm tham gia thành viên Hội đồng kỷ luật.
Thành phần Hội đồng kỷ luật gồm những ai?
Căn cứ theo Điều 11 Quy định về việc xem xét, xử lý kỷ luật đối với công chức, viên chức tại các đơn vị thuộc và trực thuộc Bộ Tài chính ban hành kèm theo Quyết định 531/QĐ-BTC năm 2015 thì thành phần hội đồng kỷ luật gồm 05 thành viên:
Đối với người vi phạm không giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(1) Trường hợp người vi phạm là công chức thuộc Vụ thuộc Bộ và viên chức thuộc Cục thuộc Bộ, Thanh tra Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Vụ có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng hoặc Phó Vụ trưởng (Vụ không có phòng) trực tiếp phụ trách người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Vụ (Vụ không có phòng) hoặc đại diện Phòng, Đơn vị sự nghiệp có người vi phạm, do Vụ trưởng lựa chọn;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(2) Trường hợp người vi phạm thuộc Vụ thuộc Tổng cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Phòng hoặc Vụ (Vụ không có phòng) có người vi phạm do Vụ trưởng lựa chọn;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ trực tiếp phụ trách (Vụ không có phòng) hoặc Lãnh đạo Phòng có người vi phạm;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(3) Trường hợp người vi phạm thuộc cơ quan Cục địa phương:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng có công chức vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Phòng có người vi phạm, do Trưởng phòng có người vi phạm lựa chọn;
- Một ủy viên, kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(4) Trường hợp người vi phạm thuộc Chi cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Chi cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Chi cục có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đội có người vi phạm, do Đội trưởng hoặc Chi cục trưởng lựa chọn;
- Một ủy viên Hội đồng kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(5) Trường hợp người vi phạm thuộc Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Phòng có người vi phạm do Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp lựa chọn;
- Một ủy viên kiêm thư ký là viên chức thuộc Phòng Tổ chức hành chính của đơn vị sự nghiệp.
Đối với người vi phạm giữ chức vụ lãnh đạo, quản lý
(1) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Vụ thuộc Bộ Tài chính:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Đơn vị có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài chính;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(2) Trường hợp người vi phạm là Người đứng đầu, cấp Phó của Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp thuộc Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Đơn vị có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(3) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Vụ thuộc Bộ:
- Chủ tịch Hội đồng là Vụ trưởng;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng có người vi phạm;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(4) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Tổng cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ, Bộ Tài chính.
(5) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Vụ thuộc Tổng cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ, Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(6) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Vụ thuộc Tổng cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục.
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Tổng cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(7) Trường hợp người vi phạm là Người đứng đầu, cấp Phó của Người đứng đầu Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(8) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng Đơn vị sự nghiệp thuộc Tổng cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện cấp ủy Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Đơn vị sự nghiệp;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức thuộc Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục.
(9) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Cục địa phương (trừ Cục trưởng các cục trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh)
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Tổng cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Tổng cục;
(10) Trường hợp người vi phạm là Cục trưởng các đơn vị trên địa bàn thành phố Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Bộ;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính;
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Tài chính;
(11) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Phòng thuộc Cục địa phương:
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Phòng có người vi phạm (hoặc Lãnh đạo Cục phụ trách nếu Phòng có một Lãnh đạo);
- Một ủy viên là đại diện Đảng ủy Cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ quan Cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(12) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Chi cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Chi cục có người vi phạm (hoặc Lãnh đạo Cục phụ trách nếu Chi cục có một Lãnh đạo);
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Chi cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Chi cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
(13) Trường hợp người vi phạm là Lãnh đạo Đội thuộc Chi cục
- Chủ tịch Hội đồng là Lãnh đạo Cục;
- Một ủy viên là Lãnh đạo Chi cục có người vi phạm;
- Một ủy viên là đại diện cấp Ủy Chi cục;
- Một ủy viên là đại diện Ban chấp hành Công đoàn Chi cục;
- Một ủy viên kiêm thư ký là công chức Phòng Tổ chức cán bộ Cục.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?