Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06? Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập khi nào?
Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06 là mẫu nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT quy định như sau:
Áp dụng các Mẫu hồ sơ và Phụ lục
....
2. Mẫu lập, thẩm định, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu gồm:
a) Mẫu số 02A được sử dụng để lập Tờ trình kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
b) Mẫu số 02B được sử dụng để lập Báo cáo thẩm định kế hoạch lựa chọn nhà thầu;
c) Mẫu số 02C được sử dụng để lập Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
Trường hợp cần điều chỉnh một số nội dung thuộc kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt thì chỉ lập, trình, thẩm định, phê duyệt đối với các nội dung có sự thay đổi, điều chỉnh. Đối với phần công việc chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu, khi đủ điều kiện để lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu thì chỉ lập, trình, thẩm định, phê duyệt cho phần công việc này mà không phải lập, trình, thẩm định, phê duyệt lại cho phần công việc đã được phê duyệt trước đó. Trường hợp trong quá trình thực hiện hợp đồng có thay đổi về thời gian thực hiện gói thầu so với kế hoạch lựa chọn nhà thầu đã được phê duyệt thì không phải điều chỉnh kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
...
Như vậy, Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo mẫu số 02C ban hành kèm theo Thông tư 06/2024/TT-BKHĐT như sau:
Tải về Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu
Mẫu Quyết định phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu theo Thông tư 06 là mẫu nào? (hình từ internet)
Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập khi nào?
Căn cứ theo Điều 37 Luật Đấu thầu 2023 quy định về nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu như sau:
Nguyên tắc lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu
1. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm. Đối với dự toán mua sắm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu có thể được lập trên cơ sở dự toán mua sắm của năm ngân sách và dự kiến dự toán mua sắm của các năm ngân sách tiếp theo. Trường hợp chưa đủ điều kiện lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho toàn bộ dự án, dự toán mua sắm thì lập kế hoạch lựa chọn nhà thầu cho một hoặc một số gói thầu để thực hiện trước.
2. Trường hợp gói thầu có thời gian thực hiện dài hơn 01 năm, kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải nêu rõ thời gian thực hiện gói thầu, giá gói thầu trên cơ sở toàn bộ thời gian thực hiện gói thầu.
3. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải ghi rõ số lượng gói thầu và nội dung của từng gói thầu.
4. Việc phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu phải căn cứ theo tính chất kỹ thuật, trình tự thực hiện; bảo đảm tính đồng bộ của dự án, dự toán mua sắm và phù hợp với kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu được duyệt (nếu có).
5. Kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm hoặc trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Như vậy, kế hoạch lựa chọn nhà thầu được lập:
(1) Sau khi có dự toán mua sắm, quyết định phê duyệt dự án hoặc đồng thời với quá trình lập dự án, dự toán mua sắm; hoặc
(2) Trước khi có quyết định phê duyệt dự án đối với gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
Ai có thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án?
Căn cứ tại khoản 2 Điều 40 Luật Đấu thầu 2023 quy định về thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án như sau:
Phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án
.....
2. Thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu:
a) Chủ đầu tư tổ chức lập và phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu trong trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu;
b) Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt, trừ trường hợp quy định tại điểm c khoản này;
c) Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án trong trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước theo quy định tại Điều 42 của Luật này hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án.
.....
Như vậy, người thẩm quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu đối với dự án được xác định như sau:
(1) Trường hợp đã phê duyệt kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu: Chủ đầu tư có thẩn quyền phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu.
(2) Trường hợp dự án không áp dụng kế hoạch tổng thể lựa chọn nhà thầu: Người có thẩm quyền xem xét, phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu hoặc ủy quyền cho chủ đầu tư, cơ quan, đơn vị thuộc phạm vi quản lý phê duyệt.
(3) Trường hợp chưa xác định được chủ đầu tư phê duyệt kế hoạch lựa chọn nhà thầu của gói thầu đấu thầu trước hoặc gói thầu cần thực hiện trước khi có quyết định phê duyệt dự án: Chủ đầu tư hoặc người đứng đầu đơn vị được giao nhiệm vụ chuẩn bị dự án.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Luật sư thực hiện tư vấn pháp luật có bắt buộc phải ký hợp đồng dịch vụ pháp lý bằng văn bản không?
- Người trực tiếp sản xuất, kinh doanh thực phẩm có phải tập huấn kiến thức an toàn thực phẩm không?
- Thanh lý rừng trồng là gì? 02 hình thức thanh lý? Chi phí thanh lý rừng trồng được lập dự toán trong phương án thanh lý rừng trồng đúng không?
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?