Mẫu quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là mẫu nào? Trưởng đoàn kiểm tra là ai?
Mẫu quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là mẫu nào?
Căn cứ theo Điều 3 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định như sau:
Quyết định kiểm tra
1. Căn cứ kế hoạch kiểm tra được phê duyệt hoặc chỉ đạo của cấp có thẩm quyền hoặc khi phát hiện vi phạm, dấu hiệu vi phạm thì cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có trách nhiệm trình Bộ Tài chính, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh ký quyết định kiểm tra.
2. Quyết định kiểm tra được ban hành theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư này.
Như vậy, Mẫu quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 28/2024/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá
Mẫu quyết định kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là mẫu nào? (hình từ internet)
Trưởng đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là ai?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định về thành phần đoàn kiểm tra như sau:
Thành phần đoàn kiểm tra
1. Trưởng đoàn kiểm tra là:
a) Lãnh đạo cấp Cục, Vụ hoặc tương đương thuộc các Bộ, ngành; Lãnh đạo Sở, ngành thuộc địa phương;
b) Lãnh đạo cấp Phòng hoặc tương đương của cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra.
2. Thành viên đoàn kiểm tra: là công chức, viên chức, thanh tra viên; sĩ quan, hạ sĩ quan trong Công an nhân dân; sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân viên quốc phòng trong quân đội nhân dân.
3. Thành viên đoàn kiểm tra (bao gồm trưởng đoàn kiểm tra) có trình độ đại học trở lên và có trình độ chuyên môn phù hợp do Bộ, cơ quan ngang Bộ, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quyết định hoặc giao cho cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc quyết định.
...
Như vậy, Trưởng đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá là:
- Lãnh đạo cấp Cục, Vụ hoặc tương đương thuộc các Bộ, ngành; Lãnh đạo Sở, ngành thuộc địa phương;
- Lãnh đạo cấp Phòng hoặc tương đương của cơ quan chuyên môn, đơn vị trực thuộc được giao nhiệm vụ kiểm tra.
Lưu ý: Theo khoản 4 Điều 4 Thông tư 28/2024/TT-BTC thì người thuộc một trong các trường hợp sau không được tham gia đoàn kiểm tra:
- Người có vốn góp vào doanh nghiệp hoặc có cổ phần tại doanh nghiệp là đối tượng kiểm tra, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác;
- Có vợ hoặc chồng, bố đẻ, mẹ đẻ, bố vợ, mẹ vợ hoặc bố chồng, mẹ chồng, con, anh, chị, em ruột, hoặc anh, chị, em ruột của vợ hoặc chồng là người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu, người phụ trách công tác tổ chức nhân sự, kế toán, thủ quỹ, thủ kho của cơ quan, tổ chức, đơn vị là đối tượng kiểm tra;
- Người đang trong thời gian bị xem xét xử lý kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự;
- Người bị xử lý kỷ luật hoặc bị xử lý hình sự mà chưa hết thời hạn thi hành kỷ luật, xóa án tích;
- Người không đủ các điều kiện khác để tham gia Đoàn kiểm tra theo quy định của pháp luật.
Trưởng đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có quyền hạn và trách nhiệm gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 6 Thông tư 28/2024/TT-BTC quy định thì trưởng đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá có các quyền hạn, trách nhiệm sau đây:
- Tổ chức thực hiện quyết định kiểm tra theo quy định tại Thông tư này; chịu trách nhiệm trước cơ quan có thẩm quyền về hoạt động của Đoàn kiểm tra; chịu trách nhiệm về kết luận của Đoàn kiểm tra;
- Công bố quyết định kiểm tra, thông báo các nội dung thay đổi liên quan đến Đoàn kiểm tra; đề xuất gia hạn thời hạn kiểm tra trong trường hợp cần thiết;
- Yêu cầu đối tượng kiểm tra cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến nội dung kiểm tra và bảo đảm thông tin không được tiết lộ cho các tổ chức, cá nhân không liên quan đến việc kiểm tra;
- Tổ chức xây dựng Biên bản kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra; ký Biên bản kiểm tra, Báo cáo kết quả kiểm tra và chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực, khách quan của biên bản, báo cáo đó;
- Lập Biên bản vi phạm hành chính khi phát hiện có hành vi vi phạm hành chính; xử phạt vi phạm hành chính theo thẩm quyền hoặc kiến nghị người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính;
Trường hợp sai phạm không thuộc thẩm quyền của Đoàn kiểm tra thì kiến nghị cơ quan có thẩm quyền xử lý theo các hình thức khác phù hợp với quy định của pháp luật;
- Trong quá trình xử lý kiến nghị của Đoàn kiểm tra, Trưởng đoàn kiểm tra giải trình, bổ sung tài liệu, chứng cứ về những vấn đề dự kiến xử lý hoặc kiến nghị xử lý chưa rõ ràng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền;
- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên đoàn kiểm tra.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?