Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất? Quyết định hủy này sẽ phải được gửi cho những ai?
Mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 11/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất. tại đây
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 11/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi theo một trong hai căn cứ sau:
- Trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết bồi thường thì ghi: “khoản 1, 2, 5”.
- Trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường để giải quyết lại thì ghi: “khoản 3, 5”.
(5) Ghi văn bản của cơ quan có thẩm quyền có nội dung xác định một trong các trường hợp thuộc khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(6) Ghi lý do tương ứng với từng điểm quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(7) Ghi “Đình chỉ việc giải quyết bồi thường” hoặc “Giải quyết lại” tương ứng với quy định tại khoản 1 hoặc khoản 3 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
Trường hợp hủy quyết định giải quyết bồi thường để đình chỉ việc giải quyết bồi thường theo quy định tại khoản 1 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước, căn cứ thực tế vụ việc ghi thêm hậu quả pháp lý của việc hủy quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tương ứng tại các điểm quy định tại khoản 2 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước.
(8) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(9) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(10) Ghi họ, tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước phải được gửi cho những ai?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
...
4. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày phát hiện quyết định giải quyết bồi thường có lỗi rõ ràng về chính tả, về số liệu do nhầm lẫn hoặc tính toán sai.
5. Quyết định hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường phải được gửi ngay cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Theo đó, quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước phải được gửi ngay cho người yêu cầu bồi thường, cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước có thẩm quyền và các cơ quan, tổ chức, cá nhân khác có liên quan.
Quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước có thể bị hủy khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 48 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Hủy, sửa chữa, bổ sung quyết định giải quyết bồi thường
1. Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
a) Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
b) Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
c) Giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này để yêu cầu bồi thường.
...
Như vậy, thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định hủy quyết định giải quyết bồi thường và đình chỉ giải quyết yêu cầu bồi thường trong thời hạn 02 ngày làm việc kể từ ngày có một trong các căn cứ sau đây:
- Không còn một trong các căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước quy định tại khoản 1 Điều 7 của Luật này;
- Giả mạo văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường;
- Giả mạo tài liệu, giấy tờ quy định tại điểm c, điểm d khoản 1 và khoản 2 Điều 41 của Luật này để yêu cầu bồi thường.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy trình cơ bản trong công tác nghiệm thu dự án đầu tư ứng dụng công nghệ thông tin? Tài liệu sau khi nghiệm thu phải được lưu trữ đúng không?
- Nội dung thi cụ thể Hội thi giảng viên giỏi nghiệp vụ sư phạm toàn quốc gồm những gì? Có mấy phần thi?
- Chính sách việc làm công được thực hiện qua đâu? Thứ tự ưu tiên đối tượng tham gia chính sách việc làm công thế nào?
- Công bố hợp quy là gì? Đối tượng của công bố hợp quy là gì? Công bố hợp quy dựa trên biện pháp gì?
- Quy định về thực hiện nghĩa vụ bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Bên bảo lãnh có những quyền gì?