Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất theo Nghị định 118? Tải mẫu quyết định giao quyền?
- Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất theo Nghị định 118? Tải mẫu quyết định giao quyền?
- Khi giao quyền xử phạt hành chính cần lưu ý phải ghi thông tin gì của Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt?
- Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được có bắt buộc phải thực hiện theo từng vụ việc?
Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất theo Nghị định 118? Tải mẫu quyết định giao quyền?
Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất theo Nghị định 118 là mẫu quyết định số 34 - MQĐ34 ban hành kèm theo Nghị định 118/2021/NĐ-CP sau đây:
Tải về Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất theo Nghị định 118.
Mẫu quyết định giao quyền xử phạt vi phạm hành chính mới nhất theo Nghị định 118? Tải mẫu quyết định giao quyền? (Hình từ Internet)
Khi giao quyền xử phạt hành chính cần lưu ý phải ghi thông tin gì của Quyết định giao quyền vào phần căn cứ pháp lý ra quyết định xử phạt?
Căn cứ khoản 1 Điều 10 Nghị định 118/2021/NĐ-CP quy định về giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính như sau:
Giao quyền trong xử phạt vi phạm hành chính
1. Quyết định giao quyền quy định tại Điều 54, khoản 2 Điều 87 và khoản 2 Điều 123 Luật Xử lý vi phạm hành chính phải xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
Quyết định giao quyền phải có số, ghi rõ ngày, tháng, năm, trích yếu, ký và đóng dấu; trường hợp cơ quan, đơn vị của người giao quyền không được sử dụng dấu riêng, thì đóng dấu treo của cơ quan cấp trên.
Phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính, quyết định cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
2. Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.
3. Trong thời gian giao quyền, những người có thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính vẫn có thẩm quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt và áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
...
Như vậy, khi giao quyền xử phạt vi phạm hành chính thì phần căn cứ pháp lý ra các quyết định xử phạt vi phạm hành chính của cấp phó được giao quyền phải thể hiện rõ số, ngày, tháng, năm, trích yếu của quyết định giao quyền.
Lưu ý: Người được giao quyền đứng đầu hoặc phụ trách cơ quan, đơn vị có thẩm quyền xử phạt, thì có thẩm quyền xử phạt và được giao quyền xử phạt, cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt, áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính như cấp trưởng.
Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được có bắt buộc phải thực hiện theo từng vụ việc?
Căn cứ Điều 54 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012 (được sửa đổi bởi khoản 28 Điều 1 Luật Xử lý vi phạm hành chính sửa đổi 2020) quy định về giao quyền xử phạt như sau:
Giao quyền xử phạt
1. Người có thẩm quyền xử phạt vi phạm, hành chính quy định tại Điều 38; các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 39; các khoản 2, 2a, 3, 3a và 4 Điều 40; các khoản 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 41; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 42; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 43; các khoản 2, 3 và 4 Điều 43a; các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 44; các khoản 2, 3 và 4 Điều 45; Điều 45a; các khoản 2, 3 và 4 Điều 46; Điều 47; khoản 3 và khoản 4 Điều 48; khoản 2 Điều 48a; các khoản 2, 4 và 5 Điều 49; Điều 51 của Luật này có thể giao cho cấp phó thực hiện thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính.
2. Việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính được thực hiện thường xuyên hoặc theo vụ việc, đồng thời với việc giao quyền áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính quy định tại các khoản 2, 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 119 của Luật này. Việc giao quyền phải được thể hiện bằng quyết định, trong đó xác định rõ phạm vi, nội dung, thời hạn giao quyền.
3. Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao. Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
4. Chính phủ quy định chi tiết Điều này.
Như vậy, theo quy định thì việc giao quyền xử phạt vi phạm hành chính không bắt buộc phải giao quyền theo vụ việc cụ thể mà thực hiện giao quyền thường xuyên.
Lưu ý:
- Cấp phó được giao quyền xử phạt vi phạm hành chính phải chịu trách nhiệm trước cấp trưởng và trước pháp luật về việc thực hiện quyền được giao.
- Người được giao quyền không được giao quyền cho người khác.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không có tạm trú làm thẻ căn cước ở thành phố HCM được không? Không có tạm trú thì thông tin về nơi cư trú thẻ căn cước là gì?
- Hội đồng thẩm định giá phải có ít nhất bao nhiêu % thành viên? Nguyên tắc hoạt động của hội đồng thẩm định giá là gì?
- Ai có thẩm quyền thành lập Hội đồng quản lý trong đơn vị sự nghiệp công lập thuộc lĩnh vực tài chính?
- Hóa đơn điện tử của cơ quan thuế cấp theo từng lần phát sinh có bắt buộc phải có chữ ký số của người mua không?
- Cơ sở sản xuất con dấu được trực tiếp giao con dấu nào cho khách hàng? Trách nhiệm về việc đảm bảo các điều kiện về an ninh, trật tự?