Mẫu quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất? Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của quyết định này?
Mẫu quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất?
Căn cứ theo Mẫu 09/BTNN ban hành kèm theo Thông tư 04/2018/TT-BTP quy định về Mẫu quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước như sau:
Tải mẫu quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước mới nhất tại đây: tải về.
Hướng dẫn sử dụng Mẫu 09/BTNN:
(1) Ghi chữ viết tắt tên cơ quan giải quyết bồi thường.
(2) Ghi tên địa phương nơi có trụ sở cơ quan giải quyết bồi thường theo cấp hành chính tương ứng.
(3) Ghi chức vụ của người đứng đầu cơ quan giải quyết bồi thường, ví dụ trường hợp Sở A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Giám đốc Sở A”; trường hợp Ủy ban nhân dân tỉnh A là cơ quan giải quyết bồi thường thì ghi: “Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh A”.
(4) Ghi tên văn bản làm căn cứ yêu cầu bồi thường (số hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu của văn bản) theo hồ sơ yêu cầu bồi thường hoặc theo thông tin cung cấp của cơ quan ban hành văn bản này.
(5) Ghi quyết định tạm ứng kinh phí bồi thường bồi thường: số hiệu, ngày tháng năm ban hành, cơ quan ban hành và trích yếu của văn bản (nếu có).
(6) Ghi họ tên người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(7) Ghi địa chỉ của người yêu cầu bồi thường theo văn bản yêu cầu bồi thường.
(8) Ghi phương thức chi trả tiền bồi thường: chi trả trực tiếp bằng tiền mặt hoặc chi trả qua chuyển khoản.
Trường hợp chi trả trực tiếp bằng tiền mặt ghi rõ địa điểm chi trả là tại cơ quan giải quyết bồi thường. Trường hợp chi trả qua chuyển khoản ghi rõ số tài khoản, chủ tài khoản, nơi mở tài khoản theo Biên bản kết quả thương lượng.
(9) Ghi rõ các quyền, lợi ích hợp pháp khác được khôi phục theo quy định tại Điều 29 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (nếu có).
(10) Ghi tên cơ quan quản lý nhà nước về công tác bồi thường nhà nước.
(11) Ghi tên người thi hành công vụ gây thiệt hại.
Quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước (Hình từ Internet)
Cơ quan nào phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Trách nhiệm của cơ quan giải quyết bồi thường
1. Tiếp nhận, thụ lý yêu cầu bồi thường.
2. Phục hồi danh dự hoặc yêu cầu cơ quan trực tiếp quản lý người thi hành công vụ gây thiệt hại phục hồi danh dự cho người bị thiệt hại theo quy định của Luật này.
3. Giải thích cho người yêu cầu bồi thường về các quyền và nghĩa vụ của họ trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường.
4. Xác minh thiệt hại; tiến hành thương lượng, đối thoại, hòa giải trong quá trình giải quyết yêu cầu bồi thường theo quy định của Luật này và quy định khác của pháp luật có liên quan.
5. Chịu trách nhiệm về tính đầy đủ, hợp lệ của hồ sơ yêu cầu bồi thường, tính đúng đắn của các văn bản, tài liệu giải quyết yêu cầu bồi thường và quyết định giải quyết bồi thường.
...
Theo đó, cơ quan phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của quyết định giải quyết bồi thường Nhà nước là cơ quan giải quyết bồi thường.
Cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường khi nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 47 Luật Trách nhiệm bồi thường của Nhà nước 2017 quy định như sau:
Quyết định giải quyết bồi thường
1. Ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành, Thủ trưởng cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định. Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng. Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này. Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
2. Quyết định giải quyết bồi thường có hiệu lực sau 15 ngày kể từ ngày trao cho người yêu cầu bồi thường. Quyết định giải quyết bồi thường có các nội dung chính sau đây:
a) Họ, tên, địa chỉ của người yêu cầu bồi thường;
b) Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước;
c) Các nội dung quy định tại khoản 5 Điều 46 của Luật này;
d) Số tiền đã tạm ứng theo quy định tại Điều 44 của Luật này (nếu có).
Như vậy, cơ quan giải quyết bồi thường ra quyết định giải quyết bồi thường ngay sau khi có biên bản kết quả thương lượng thành và trao cho người yêu cầu bồi thường tại buổi thương lượng.
Trường hợp người yêu cầu bồi thường không nhận quyết định giải quyết bồi thường thì người giải quyết bồi thường lập biên bản về việc không nhận quyết định.
Biên bản phải có chữ ký của đại diện các cơ quan tham gia thương lượng.
Biên bản phải nêu rõ hậu quả pháp lý của việc không nhận quyết định giải quyết bồi thường theo quy định tại điểm đ khoản 1 Điều 51 của Luật này.
Cơ quan giải quyết bồi thường phải gửi cho người yêu cầu bồi thường trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày lập biên bản.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?
- Thời hạn sử dụng của đất trồng cây lâu năm theo hình thức giao đất tối đa hiện nay là bao nhiêu?