Mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện mới nhất hiện nay thế nào?

Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi nào? Mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện mới nhất hiện nay thế nào? - câu hỏi của anh Hiếu (Vĩnh Long)

Mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện mới nhất hiện nay thế nào?

Theo khoản 7 Điều 5 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định như sau:

Ban hành các văn bản, biểu mẫu
Ban hành kèm theo Thông tư này các văn bản, biểu mẫu sau đây:
1. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 01);
2. Tờ trình đề nghị bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 02);
3. Quyết định bổ nhiệm, bổ nhiệm lại Hòa giải viên (Mẫu số 03);
4. Tờ trình đề nghị miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 04);
5. Quyết định miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 05);
6. Tờ trình đề nghị buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 06);
7. Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên (Mẫu số 07)
8. Thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 08);
9. Tờ khai đề nghị cấp thẻ Hòa giải viên (Mẫu số 09);
10. Tờ khai đề nghị cấp đổi, cấp lại Hòa giải viên (Mẫu số 10);
11. Đơn đề nghị bổ nhiệm (Mẫu số 11);
12. Đơn đề nghị bổ nhiệm lại (Mẫu số 12);
13. Sơ lược lý lịch (Mẫu số 13);
14. Biên bản họp Hội đồng tư vấn (Mẫu số 14);
15. Nghị quyết lựa chọn, bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm hoặc xử lý vi phạm Hòa giải viên (Mẫu số 15);
16. Danh sách trích ngang đề nghị bổ nhiệm/bổ nhiệm lại/miễn nhiệm Hòa giải viên (Mẫu số 16a, Mẫu số 16b, Mẫu số 16c);
17. Báo cáo về kết quả thực hiện nhiệm vụ trong nhiệm kỳ của Hòa giải viên (Mẫu số 17);
18. Đánh giá nhận xét của Tòa án nơi Hòa giải viên làm việc về quá trình thực hiện nhiệm vụ (Mẫu số 18).

Như vậy, mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp tỉnh mới nhất hiện nay được quy định tại Mãu số 07 ban hành kèm theo Thông tư 04/2020/TT-TANDTC.

Tải về mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân tỉnh mới nhất hiện nay: Tải về

hòa giải viên

Mẫu Quyết định buộc thôi làm Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện mới nhất hiện nay thế nào? (Hình từ Internet)

Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi nào?

Theo khoản 2 Điều 20 Thông tư 04/2020/TT-TANDTC quy định về xử lý vi phạm đối với Hòa giải viên như sau:

Xử lý vi phạm
1. Hòa giải viên chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc thực hiện nhiệm vụ của mình; nếu có hành vi vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất, mức độ sai phạm và hậu quả mà bị buộc thôi làm Hòa giải viên theo quy định của pháp luật và quy định của Tòa án nhân dân. Hòa giải viên bị truy cứu trách nhiệm hình sự thì đương nhiên bị buộc thôi làm Hòa giải viên.
2. Hòa giải viên bị buộc thôi làm Hòa giải viên khi thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;
b) Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.
...

Căn cứ trên quy định Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện bị buộc thôi làm Hòa giải viên thuộc một trong các trường hợp sau:

- Vi phạm pháp luật có liên quan trực tiếp đến việc thực hiện nhiệm vụ hòa giải, đối thoại tại Tòa án;

- Vi phạm về phẩm chất, đạo đức, không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ.

Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện được quy định thế nào?

Theo Điều 14 Luật Hòa giải, đối thoại tại Tòa án 2020 quy định về quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên tại Tòa án nhân dân cấp huyện như sau:

Quyền, nghĩa vụ của Hòa giải viên
1. Hòa giải viên có các quyền sau đây:
a) Tiến hành hòa giải vụ việc dân sự, đối thoại khiếu kiện hành chính theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu các bên cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến nội dung tranh chấp, khiếu kiện; các thông tin, tài liệu liên quan khác càn thiết cho việc hòa giải, đối thoại;
c) Xem xét hiện trạng tài sản liên quan đến tranh chấp, khiếu kiện trước khi lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại theo yêu cầu của một trong các bên;
d) Mời người có uy tín tham gia hòa giải, đối thoại; tham khảo ý kiến của cơ quan, tổ chức, cá nhân có chuyên môn về lĩnh vực tranh chấp, khiếu kiện;
đ) Không phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính xác thực của thông tin, tài liệu, chứng cứ do các bên cung cấp;
e) Từ chối cung cấp thông tin, tài liệu, chứng cứ liên quan đến vụ việc dân sự, khiếu kiện hành chính, trừ trường hợp các bên đồng ý bằng văn bản hoặc theo quy định của pháp luật;
g) Từ chối việc lập biên bản ghi nhận kết quả hòa giải, đối thoại nếu có đủ căn cứ xác định thỏa thuận, thống nhất đó vi phạm điều cấm của luật, trái đạo đức xã hội, trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Được bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, kỹ năng hòa giải, đối thoại;
i) Được cấp thẻ Hòa giải viên;
k) Được hưởng thù lao theo quy định của Chính phủ;
l) Được khen thưởng theo quy định của pháp luật.
2. Hòa giải viên có các nghĩa vụ sau đây:
a) Tiến hành hòa giải, đối thoại theo trình tự, thủ tục quy định tại Luật này;
b) Tuân thủ pháp luật, độc lập, vô tư, khách quan;
c) Bảo đảm bí mật thông tin theo quy định của Luật này;
d) Không ép buộc các bên hòa giải, đối thoại trái với ý chí của họ;
đ) Không được nhận tiền, lợi ích từ các bên;
e) Từ chối tiến hành hòa giải, đối thoại nếu thuộc một trong các trường hợp quy định tại các điểm a, b và d khoản 1 Điều 18 của Luật này;
g) Tôn trọng sự thỏa thuận, thống nhất của các bên, nếu nội dung thỏa thuận, thống nhất đó không vi phạm điều cấm của luật, không trái đạo đức xã hội, không nhằm trốn tránh nghĩa vụ với Nhà nước hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân khác;
h) Từ chối tham gia tố tụng với tư cách là người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng đối với vụ việc mà mình đã tiến hành hòa giải, đối thoại nhưng không thành và được chuyển cho Tòa án giải quyết theo trình tự tố tụng, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Hòa giải viên Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Hòa giải viên
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Việc hòa giải cơ sở giữa các bên ở các tổ dân phố khác nhau được thực hiện ra sao?
Pháp luật
Hòa giải viên phải thông báo cho ai khi phát hiện tranh chấp có dấu hiệu vi phạm pháp luật? Khi nào được xem là hòa giải thành?
Pháp luật
Để được bổ nhiệm làm Hòa giải viên thì người từng là Thanh tra viên phải có chứng chỉ gì? Thủ tục bổ nhiệm hòa giải viên ra sao?
Pháp luật
Hòa giải viên được tặng Bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi có bao nhiêu năm hoàn thành xuất sắc công việc?
Pháp luật
Hòa giải viên có quyền đưa ra phương án giải quyết tranh chấp lao động về tiền lương cho các bên xem xét khi giải quyết tranh chấp hay không?
Pháp luật
Hòa giải viên Tòa án được nhận bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao khi nào? Ngoài ra Hòa giải viên còn được khen thưởng theo hình thức nào khác?
Pháp luật
Hòa giải viên tại Tòa án được nhận bằng khen của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao cần hoàn thành công việc ở mức nào?
Pháp luật
Hòa giải viên có bị buộc thôi làm Hòa giải viên trong trường hợp không còn uy tín để thực hiện nhiệm vụ hay không?
Pháp luật
Người khởi kiện có được lựa chọn Hòa giải viên không thuộc danh sách Hòa giải viên của Tòa án đang nhận đơn khởi kiện không?
Pháp luật
Người có nguyện vọng làm Hòa giải viên tại Tòa án có thể nộp hồ sơ đề nghị bổ nhiệm Hòa giải viên ở đâu?
Pháp luật
Người đã là Thanh tra viên muốn trở thành Hòa giải viên tại Tòa án thì cần có chứng chỉ bồi dưỡng nghiệp vụ hòa giải, đối thoại không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hòa giải viên
1,797 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hòa giải viên

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Hòa giải viên

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào