Mẫu Phương án sử dụng rừng để thực hiện công trình của chủ rừng mới nhất là mẫu nào? Tải về tại đâu?
Mẫu phương án sử dụng rừng để thực hiện công trình của chủ rừng mới nhất là Mẫu nào? Tải về tại đâu?
Mẫu Phương án sử dụng rừng để thực hiện công trình của chủ rừng mới nhất là Mẫu số 28 tại Phụ lục II được ban hành kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Tải về Mẫu Phương án sử dụng rừng để thực hiện công trình của chủ rừng mới nhất.
Mẫu Phương án sử dụng rừng để thực hiện công trình của chủ rừng mới nhất là Mẫu nào? Tải về tại đâu? (Hình từ Internet)
Chủ rừng xây dựng Phương án sử dụng rừng để thực hiện công trình cần phải trình cho cơ quan nào?
Căn cứ theo Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 24 Điều 1 Nghị định 91/2024/NĐ-CP quy định như sau:
Theo đó, đối với các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng theo quy định tại các khoản 1, 2, 3 và 4 Điều 51 Luật Lâm nghiệp 2017 thì không thực hiện quy định tại Điều 41 Nghị định 156/2018/NĐ-CP và Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP.
Việc xây dựng các công trình kết cấu hạ tầng phục vụ bảo vệ và phát triển rừng phải phù hợp với phương án quản lý rừng bền vững được cấp có thẩm quyền phê duyệt.
Như vậy, chủ rừng xây dựng Phương án sử dụng rừng theo Mẫu số 28 Phụ lục II kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP Tải về trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành phê duyệt theo trình tự, thủ tục sau đây:
- Hồ sơ đề nghị phê duyệt Phương án sử dụng rừng bao gồm: Phương án sử dụng rừng theo Mẫu số 28 Phụ lục II kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP Tải về; văn bản đề nghị phê duyệt Phương án sử dụng rừng theo Mẫu số 29 Phụ lục II kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP; Tải
- Chủ rừng gửi trực tiếp hoặc qua dịch vụ bưu chính hoặc qua môi trường điện tử 01 bộ hồ sơ theo quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP đến Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đối với khu rừng thuộc địa phương quản lý hoặc đến cơ quan chuyên môn trực thuộc bộ, ngành được giao tiếp nhận hồ sơ đối với khu rừng thuộc bộ, ngành quản lý;
- Trường hợp hồ sơ không hợp lệ, trong thời gian 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc bộ, ngành được giao tiếp nhận hồ sơ trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
- Trong thời gian 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc bộ, ngành kiểm tra, xác minh và tổng hợp trình Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành xem xét, phê duyệt. Hồ sơ trình phê duyệt gồm: hồ sơ quy định tại điểm a khoản 4 Điều 42 Nghị định 156/2018/NĐ-CP, tờ trình, báo cáo kết quả kiểm tra, xác minh;
- Trong thời gian 05 ngày kể từ ngày nhận được tờ trình và hồ sơ của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn hoặc cơ quan chuyên môn trực thuộc bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành xem xét, quyết định phê duyệt Phương án sử dụng rừng theo Mẫu số 30 Phụ lục II kèm theo Nghị định 91/2024/NĐ-CP. Tải
- Trường hợp không phê duyệt, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh hoặc bộ, ngành trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 27 Luật Lâm nghiệp 2017 quy định như sau:
Phương án quản lý rừng bền vững
1. Trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
a) Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
b) Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
2. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng đặc dụng bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng hệ sinh thái rừng, đa dạng sinh học, nguồn gen sinh vật, di tích lịch sử - văn hóa, cảnh quan;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định diện tích rừng tại các phân khu chức năng bị suy thoái được phục hồi và bảo tồn;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, bảo tồn, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
3. Nội dung cơ bản của phương án quản lý rừng bền vững đối với rừng phòng hộ bao gồm:
a) Đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh; thực trạng tài nguyên rừng;
b) Xác định mục tiêu, phạm vi quản lý rừng bền vững;
c) Xác định chức năng phòng hộ của rừng;
d) Xác định hoạt động quản lý, bảo vệ, phát triển và sử dụng rừng;
đ) Giải pháp và tổ chức thực hiện.
...
Như vậy, trách nhiệm xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững được quy định như sau:
- Chủ rừng là tổ chức phải xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững;
- Khuyến khích chủ rừng là hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư hoặc hộ gia đình, cá nhân liên kết xây dựng và thực hiện phương án quản lý rừng bền vững.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?