Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho?
Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất?
(1) Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 mới nhất là Mẫu 01-VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200
(2) Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 133 mới nhất là Mẫu 01-VT Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC như sau:
Tải về Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 133
Mẫu Phiếu nhập kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133 mới nhất? Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho? (hình từ internet)
Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 200 và Thông tư 133?
(1) Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 200
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 200/2014/TT-BTC có hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 200 như sau:
- Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.
- Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá, số hoá đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
- Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hoá đơn hoặc lệnh nhập).
- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
- Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hoá đơn,... tuỳ theo qui định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá thực nhập.
- Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá nhập cùng một phiếu nhập kho.
- Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
Lưu ý:
- Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hoá mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hoá.
- Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.
(2) Hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 133
Tại Phụ lục 3 ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC có hướng dẫn cách ghi mẫu phiếu nhập kho theo Thông tư 133 như sau:
- Góc trên bên trái của Phiếu nhập kho phải ghi rõ tên của đơn vị (hoặc đóng dấu đơn vị), bộ phận nhập kho. Phiếu nhập kho áp dụng trong các trường hợp nhập kho vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa mua ngoài, tự sản xuất, thuê ngoài gia công chế biến, nhận góp vốn, hoặc thừa phát hiện trong kiểm kê.
- Khi lập phiếu nhập kho phải ghi rõ số phiếu nhập và ngày, tháng, năm lập phiếu, họ tên người giao vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa, số hóa đơn hoặc lệnh nhập kho, tên kho, địa điểm kho nhập.
- Cột A, B, C, D: Ghi số thứ tự, tên, nhãn hiệu, qui cách, phẩm chất, mã số và đơn vị tính của vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Cột 1: Ghi số lượng theo chứng từ (hóa đơn hoặc lệnh nhập).
- Cột 2: Thủ kho ghi số lượng thực nhập vào kho.
- Cột 3, 4: Do kế toán ghi đơn giá (giá hạch toán hoặc giá hóa đơn,... tùy theo quy định của từng đơn vị) và tính ra số tiền của từng thứ vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa thực nhập.
- Dòng cộng: Ghi tổng số tiền của các loại vật tư, công cụ, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa nhập cùng một phiếu nhập kho.
- Dòng số tiền viết bằng chữ: Ghi tổng số tiền trên Phiếu nhập kho bằng chữ.
- Phiếu nhập kho do bộ phận mua hàng hoặc bộ phận sản xuất lập thành 2 liên (đối với vật tư, hàng hóa mua ngoài) hoặc 3 liên (đối với vật tư tự sản xuất) (đặt giấy than viết 1 lần), và người lập phiếu ký (ghi rõ họ tên), người giao hàng mang phiếu đến kho để nhập vật tư, dụng cụ, sản phẩm, hàng hóa.
- Nhập kho xong thủ kho ghi ngày, tháng, năm nhập kho và cùng người giao hàng ký vào phiếu, thủ kho giữ liên 2 để ghi vào thẻ kho và sau đó chuyển cho phòng kế toán để ghi sổ kế toán và liên 1 lưu ở nơi lập phiếu, liên 3 (nếu có) người giao hàng giữ.
Chứng từ kế toán phải có các nội dung nào?
Căn cứ theo Điều 16 Luật Kế toán 2015 thì chứng từ kế toán phải có các nội dung chủ yếu sau đây:
- Tên và số hiệu của chứng từ kế toán;
- Ngày, tháng, năm lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân lập chứng từ kế toán;
- Tên, địa chỉ của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc cá nhân nhận chứng từ kế toán;
- Nội dung nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh;
- Số lượng, đơn giá và số tiền của nghiệp vụ kinh tế, tài chính ghi bằng số; tổng số tiền của chứng từ kế toán dùng để thu, chi tiền ghi bằng số và bằng chữ;
- Chữ ký, họ và tên của người lập, người duyệt và những người có liên quan đến chứng từ kế toán.
Lưu ý: Ngoài những nội dung chủ yếu của chứng từ kế toán nêu trên, chứng từ kế toán có thể có thêm những nội dung khác theo từng loại chứng từ.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Rà soát, điều chuyển giáo viên từ nơi thừa sang nơi thiếu, xác định số lượng giáo viên còn thiếu từ năm học 2026-2027?
- Sáp nhập tỉnh Lào Cai và Yên Bái năm 2025 tên gọi dự kiến chi tiết? Hợp nhất tỉnh Lào Cai và Yên Bái lấy tên là gì theo Nghị quyết 60?
- Đối tượng nào được áp dụng giảm tiền thuê đất năm 2024? Mức giảm tiền thuê đất bao nhiêu theo Nghị định 87?
- Tổng hợp mức thuế tuyệt đối được quy định tại đâu? Hàng hóa sản xuất đưa vào tiêu dùng nội bộ thời điểm tính thuế là khi nào?
- Top bài hát hay về ngày lễ 30 4? Bài hát chào mừng 30 4 thống nhất đất nước? Bài hát karaoke cho ngày 30 4 1 5? 1 5 có phải ngày lễ lớn?