Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện là mẫu nào?
Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện là mẫu nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri
1. Phiếu lấy ý kiến cử tri đối với việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính các cấp được sử dụng thống nhất trong phạm vi cả nước.
2. Phiếu lấy ý kiến cử tri phải rõ ràng, dễ hiểu, rõ nghĩa và bảo đảm đầy đủ các nội dung theo Mẫu Phiếu lấy ý kiến cử tri quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Như vậy, Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện được quy định tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 54/2018/NĐ-CP như sau:
TẢI VỀ Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện
Mẫu phiếu lấy ý kiến cử tri về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện là mẫu nào? (Hình từ internet)
Thời gian lấy ý kiến cử tri về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện là khi nào?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 11 Nghị định 54/2018/NĐ-CP thì thời gian lấy ý kiến về việc thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện được quy định như sau:
- Sau khi xây dựng Đề án thành lập địa giới đơn vị hành chính, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp huyện để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức việc lấy ý kiến cử tri trên địa bàn cấp huyện;
- Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, Ủy ban nhân dân cấp huyện có văn bản kèm theo mẫu Phiếu lấy ý kiến, tài liệu lấy ý kiến gửi Ủy ban nhân dân cấp xã để chỉ đạo, hướng dẫn Ủy ban nhân dân cấp xã tổ chức lấy ý kiến cử tri theo từng thôn, tổ dân phố;
- Trong thời gian tối đa 60 ngày kể từ ngày nhận được văn bản của Ủy ban nhân dân cấp huyện, Ủy ban nhân cấp xã tổ chức và hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri theo quy định của Luật tổ chức chính quyền địa phương và Nghị định này;
- Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày hoàn thành việc lấy ý kiến cử tri, Ủy ban nhân cấp xã tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi Hội đồng nhân dân cùng cấp và Ủy ban nhân dân cấp huyện.
Trong thời gian tối đa 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri của Ủy ban nhân dân cấp dưới, Ủy ban nhân cấp tỉnh, cấp huyện tổng hợp và lập báo cáo kết quả lấy ý kiến cử tri trên địa bàn gửi cấp có thẩm quyền theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2015 và Nghị định 54/2018/NĐ-CP .
Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến khi thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 12 Nghị định 54/2018/NĐ-CP quy định như sau:
Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến
1. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến bao gồm:
a) Đề án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính;
b) Bản tóm tắt đề án, bao gồm các nội dung: Phương án thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; đánh giá tóm tắt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính (nếu có) và các Điều kiện của việc thành lập, giải thể, nhập, chia, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính; danh mục các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
2. Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (nếu có); niêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
Như vậy, tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến khi thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện bao gồm:
- Đề án thành lập địa giới đơn vị hành chính cấp huyện;
- Bản tóm tắt đề án, bao gồm các nội dung:
+ Phương án thành lập địa giới đơn vị hành chính;
+ Đánh giá tóm tắt tiêu chuẩn của đơn vị hành chính (nếu có) và các Điều kiện của việc thành lập địa giới đơn vị hành chính;
+ Danh mục các văn bản chủ trương, định hướng của Đảng và Nhà nước.
Lưu ý: Tài liệu phục vụ việc lấy ý kiến phải được đăng tải trên cổng thông tin điện tử hoặc trang thông tin điện tử của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cấp huyện và cấp xã (nếu có);
Đồng thời, iêm yết tại trụ sở Ủy ban nhân dân cấp xã, các điểm sinh hoạt cộng đồng và được tuyên truyền, phổ biến trên các phương tiện thông tin đại chúng ở địa phương, tại các cuộc họp thôn, tổ dân phố trong thời gian tổ chức lấy ý kiến cử tri.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị phân công công chức thanh tra chuyên ngành Giao thông vận tải gồm những gì?
- Mẫu đơn đăng ký tổ chức hội chợ triển lãm thương mại mới nhất theo Nghị định 128 2024 thế nào?
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?