Mẫu Phiếu biểu quyết đề xuất đánh giá xếp loại công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chi tiết, mới nhất?
Mẫu Phiếu biểu quyết đề xuất đánh giá xếp loại công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chi tiết, mới nhất?
(i) Căn cứ tại Điều 18 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
1. Đối với công chức là người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức.
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị.
Trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
d) Cấp có thẩm quyền đánh giá công chức thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
2. Đối với cấp phó của người đứng đầu và công chức thuộc quyền quản lý của người đứng đầu:
a) Công chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
b) Nhận xét, đánh giá công chức
Tổ chức cuộc họp tại cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với công chức
Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể công chức của cơ quan, tổ chức, đơn vị hoặc toàn thể công chức của đơn vị cấu thành nơi công chức công tác trong trường hợp cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành.
Trường hợp công chức là cấp phó của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo cơ quan, tổ chức, đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với cơ quan, tổ chức, đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Công chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác đối với cấp phó của người đứng đầu.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng công chức
...
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá thông báo bằng văn bản cho công chức và thông báo công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi công chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
(ii) Căn cứ tại Điều 19 Nghị định 90/2020/NĐ-CP về trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức:
Trình tự, thủ tục đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
1. Đối với viên chức là người đứng đầu và cấp phó của người đứng đầu:
a) Viên chức tự đánh giá, xếp loại chất lượng
...
b) Nhận xét, đánh giá viên chức
Tổ chức cuộc họp tại đơn vị nơi viên chức công tác để nhận xét, đánh giá đối với viên chức. Thành phần tham dự cuộc họp bao gồm toàn thể viên chức của đơn vị.
Trường hợp đơn vị có đơn vị cấu thành thì thành phần bao gồm tập thể lãnh đạo đơn vị, đại diện cấp ủy đảng, công đoàn, đoàn thanh niên cùng cấp và người đứng đầu các đơn vị cấu thành; đối với đơn vị có quy mô lớn thì người đứng đầu các đơn vị cấu thành có thể tham gia ý kiến bằng văn bản.
Viên chức trình bày báo cáo tự đánh giá kết quả công tác tại cuộc họp, các thành viên tham dự cuộc họp đóng góp ý kiến, các ý kiến phải được ghi vào biên bản và thông qua tại cuộc họp.
c) Lấy ý kiến nhận xét, đánh giá của cấp ủy đảng đơn vị nơi viên chức công tác.
d) Xem xét, quyết định đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức
...
đ) Cấp có thẩm quyền đánh giá, xếp loại chất lượng viên chức thông báo bằng văn bản cho viên chức về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng; quyết định hình thức công khai trong cơ quan, tổ chức, đơn vị nơi viên chức công tác, trong đó ưu tiên áp dụng hình thức công khai trên môi trường điện tử.
...
>>> Tham khảo Mẫu Phiếu biểu quyết đề xuất đánh giá xếp loại công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chi tiết, mới nhất:
Tải về Mẫu Phiếu biểu quyết đề xuất đánh giá xếp loại công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chi tiết
>>> Xem thêm
Tên Mẫu | Tải về | CCPL |
Bản tự nhận xét đánh giá công chức | Mẫu số 02 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP | |
Bản tự nhận xét đánh giá viên chức | Mẫu số 03 của Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 90/2020/NĐ-CP |
Mẫu Phiếu biểu quyết đề xuất đánh giá xếp loại công chức lãnh đạo, viên chức quản lý chi tiết, mới nhất? (Hình từ Internet)
Tổng hợp 4 mức xếp loại chất lượng công chức, viên chức theo Nghị định 90?
A. 4 mức xếp loại chất lượng công chức được quy định tại Điều 8, 9, 10, 11 Mục 2 Chương II Nghị định 90/2020/NĐ-CP (có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP) lần lượt là:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
B. 4 mức xếp loại chất lượng viên chức được quy định tại Điều 12, 13, 14, 15 Mục 3 Chương II Nghị định 90/2020/NĐ-CP (có cụm từ bị bãi bỏ bởi khoản 4 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP) lần lượt là:
- Hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ
- Hoàn thành tốt nhiệm vụ
- Hoàn thành nhiệm vụ
- Không hoàn thành nhiệm vụ
Việc lưu giữ tài liệu đánh giá xếp loại công chức, viên chức được quy định thế nào?
Việc lưu giữ tài liệu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức được quy định tại Điều 22 Nghị định 90/2020/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 48/2023/NĐ-CP, cụ thể:
Tài liệu kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng được lưu giữ bằng hình thức điện tử, bao gồm:
(1) Biên bản cuộc họp nhận xét, đánh giá.
(2) Phiếu đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức.
(3) Nhận xét của cấp ủy nơi công tác (nếu có).
>>> Tải về bản nhận xét đánh giá của cấp ủy nơi công tác
(4) Kết luận và thông báo bằng văn bản về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức của cấp có thẩm quyền.
>>> Mẫu Thông báo Kết quả đánh giá xếp loại chất lượng công chức viên chức?
(5) Hồ sơ giải quyết kiến nghị về kết quả đánh giá, xếp loại chất lượng công chức, viên chức (nếu có).
(6) Các văn bản khác liên quan (nếu có).
Ngoài việc lưu giữ bằng hình thức điện tử, tài liệu quy định tại (2), (4) còn được lưu bằng văn bản trong hồ sơ công chức, viên chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
- Ngày 20 tháng 1 là ngày gì? Ngày 20 tháng 1 có sự kiện gì ở Việt Nam? Ngày 20 tháng 1 năm 2025 là ngày mấy âm lịch?
- Báo cáo kế toán thuế để làm gì? Số liệu báo cáo kế toán thuế phải phản ánh điều gì? Lập báo cáo kế toán thuế?