Mẫu Nhật ký Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành theo Thông tư 08? Tải mẫu? Sổ nhật ký Đoàn thanh tra?
Mẫu Nhật ký Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành theo Thông tư 08? Tải mẫu?
Mẫu Nhật ký Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành là Mẫu số 50/TT tại Phụ lục mẫu văn bản trong hoạt động Thanh tra ban hành kèm theo theo Thông tư 08/2024/TT-TTCP.
Tải về: Mẫu Nhật ký Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành.
Sổ nhật ký Đoàn thanh tra được quy định như thế nào?
Căn cứ tiểu mục 1 Mẫu số 50/TT tại Phụ lục mẫu văn bản trong hoạt động Thanh tra ban hành kèm theo theo Thông tư 08/2024/TT-TTCP quy định về hướng dẫn về mẫu Sổ nhật ký Đoàn thanh tra như sau:
Mẩu Sổ nhật ký Đoàn thanh tra
Sổ nhật ký Đoàn thanh tra có kích thước 21 cm x 29,7cm (khổ giấy A4). Bìa Sổ nhật ký có nền màu đỏ, chữ màu vàng; dòng trên ghi “Nhật ký” chữ thường nghiêng, có gạch chân, cỡ chữ 26; dòng dưới ghi “ĐOÀN THANH TRA”, kiểu chữ Time New Roman đậm, cỡ chữ 36. Dưới hai dòng chữ là biểu tượng ngành Thanh tra, đường kính của biểu tượng 7cm, cách lề trên 12,5 cm, cách lề phải, bên trái 6 cm. Bên trong tờ bìa là trang được in sẵn để ghi thông tin về Đoàn thanh tra (như mẫu ở trên). Các trang tiếp theo của Sổ nhật ký đoàn thanh tra là giấy màu trắng có dòng kẻ được in chìm biểu tượng ngành thanh tra với quy cách như ở trang bìa. Phía bên trái của đầu các trang có ghi dòng chữ “Nhật ký Đoàn thanh tra”, chữ in nghiêng đậm; phía bên phải có dòng chữ “ngày... tháng... năm…”, chữ in nghiêng, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 14.
Theo đó, mẫu Sổ nhật ký Đoàn thanh tra gồm:
(1) Sổ nhật ký Đoàn thanh tra có kích thước 21 cm x 29,7cm (khổ giấy A4).
(2) Bìa Sổ nhật ký có nền màu đỏ, chữ màu vàng; dòng trên ghi “Nhật ký” chữ thường nghiêng, có gạch chân, cỡ chữ 26; dòng dưới ghi “ĐOÀN THANH TRA”, kiểu chữ Time New Roman đậm, cỡ chữ 36.
(3) Dưới hai dòng chữ là biểu tượng ngành Thanh tra, đường kính của biểu tượng 7cm, cách lề trên 12,5 cm, cách lề phải, bên trái 6 cm. Bên trong tờ bìa là trang được in sẵn để ghi thông tin về Đoàn thanh tra (như mẫu ở trên).
(4) Các trang tiếp theo của Sổ nhật ký đoàn thanh tra là giấy màu trắng có dòng kẻ được in chìm biểu tượng ngành thanh tra với quy cách như ở trang bìa. Phía bên trái của đầu các trang có ghi dòng chữ “Nhật ký Đoàn thanh tra”, chữ in nghiêng đậm; phía bên phải có dòng chữ “ngày... tháng... năm…”, chữ in nghiêng, kiểu chữ Time New Roman, cỡ chữ 14.
Mẫu Nhật ký Đoàn thanh tra do Thanh tra Chính phủ ban hành theo Thông tư 08? Tải mẫu? Sổ nhật ký Đoàn thanh tra? (Hình từ internet)
Việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Căn cứ tiểu mục 3 Mẫu số 50/TT tại Phụ lục mẫu văn bản trong hoạt động Thanh tra ban hành kèm theo theo Thông tư 08/2024/TT-TTCP quy định về yêu cầu việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra như sau:
Yêu cầu việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra
- Nhật ký Đoàn thanh tra được ghi hằng ngày theo trình tự thời gian. Nội dung của nhật ký Đoàn thanh tra phải thể hiện rõ các nội dung sau:
+ Việc vắng mặt của thành viên Đoàn thanh tra (nếu có) và nêu rõ lý do;
+ Các công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ (trường hợp Đoàn thanh tra được tổ chức thành các tổ), của từng thành viên Đoàn thanh tra; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã làm việc, kiểm tra, xác minh;
+ Ý kiến chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
+ Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tiến hành thanh tra (nếu có);
+ Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có).
- Đối với Đoàn thanh tra được tổ chức thành các tổ thì mỗi tổ thực hiện việc ghi Sổ nhật ký riêng theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nội dung nhật ký của tổ được thực hiện như đối với Sổ nhật ký Đoàn thanh tra.
Theo đó, yêu cầu việc ghi nhật ký Đoàn thanh tra gồm:
(1) Nhật ký Đoàn thanh tra được ghi hằng ngày theo trình tự thời gian. Nội dung của nhật ký Đoàn thanh tra phải thể hiện rõ các nội dung sau:
- Việc vắng mặt của thành viên Đoàn thanh tra (nếu có) và nêu rõ lý do;
- Các công việc và kết quả thực hiện nhiệm vụ của tổ (trường hợp Đoàn thanh tra được tổ chức thành các tổ), của từng thành viên Đoàn thanh tra; tên cơ quan, tổ chức, cá nhân là đối tượng thanh tra hoặc cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan đã làm việc, kiểm tra, xác minh;
- Ý kiến chỉ đạo, điều hành của người ra quyết định thanh tra, của Trưởng đoàn thanh tra (nếu có);
- Khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình tiến hành thanh tra (nếu có);
- Các nội dung khác có liên quan đến hoạt động của Đoàn thanh tra (nếu có).
(2) Đối với Đoàn thanh tra được tổ chức thành các tổ thì mỗi tổ thực hiện việc ghi Sổ nhật ký riêng theo yêu cầu nhiệm vụ được giao. Nội dung nhật ký của tổ được thực hiện như đối với Sổ nhật ký Đoàn thanh tra.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tội Sản xuất hàng giả là thực phẩm khoản 4 Điều 193 Bộ luật Hình sự mới nhất đi tù bao nhiêu năm?
- Phép lặp là gì? Ví dụ về phép lặp từ ngữ? Chương trình giáo dục phổ thông có cần thể hiện mục tiêu giáo dục phổ thông không?
- Chế độ báo cáo thống kê ngành tài chính quy định nội dung gì? Kỳ báo cáo thống kê ngành tài chính được quy định thế nào?
- Điều 198 Bộ luật Hình sự quy định về tội gì? Tội lừa dối khách hàng có thể đi tù bao nhiêu năm?
- Cha mẹ muốn ủy quyền giám hộ con chưa thành niên cho anh em ruột của mình thì có được hay không?