Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không?
Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa?
Theo quy định tại Điều 4 Pháp lệnh Cựu chiến binh và Hội Cựu chiến binh Việt Nam năm 2005, ngày 6 tháng 12 là ngày truyền thống của Cựu chiến binh.
*Dưới đây là mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam ngày 6 12 hay, ý nghĩa mà người đọc có thể tham khảo:
Kính thưa các bác, các anh chị cựu chiến binh thân mến, Nhân ngày 6/12 – Ngày truyền thống của Hội Cựu chiến binh Việt Nam, chúng cháu/em xin gửi tới các bác, các anh chị lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất. Chúng cháu/em hiểu rằng, hòa bình và hạnh phúc hôm nay được đổi bằng biết bao mồ hôi, công sức, và xương máu của các bác, những người đã không tiếc tuổi xuân, không ngại gian khổ, hiểm nguy để bảo vệ Tổ quốc. Chúng cháu/em xin kính chúc các bác, các anh chị luôn mạnh khỏe, sống vui, sống hạnh phúc bên gia đình và tiếp tục là tấm gương sáng, là nguồn động viên lớn lao cho các thế hệ mai sau. Một lần nữa, xin được gửi lời tri ân sâu sắc và lòng biết ơn vô hạn đến những cống hiến và hy sinh to lớn của các cựu chiến binh. Chúc các bác một ngày 6/12 thật ý nghĩa và trọn vẹn! |
Lưu ý: Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam trên chỉ mang tính chất tham khảo
Mẫu lời cảm ơn các cựu chiến binh Việt Nam 6 12 hay, ý nghĩa? Ngày này là ngày lễ lớn đúng không? (Hình từ Internet)
Ngày truyền thống của Cựu chiến binh có phải ngày lễ lớn của nước ta hay không?
Căn cứ quy định tại Điều 4 Nghị định 145/2013/NĐ-CP về các ngày lễ lớn như sau:
Các ngày lễ lớn
Các ngày lễ lớn trong nước bao gồm:
1. Ngày Tết Nguyên đán (01 tháng Giêng Âm lịch).
2. Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (03-02-1930).
3. Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương (10-3 Âm lịch).
4. Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30-4-1975).
5. Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ (07-5-1954).
6. Ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh (19-5-1890).
7. Ngày Cách mạng Tháng Tám (19-8-1945) và Ngày Quốc khánh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (02-9-1945).
Như vậy, có thể thấy ngày truyền thống của Cựu chiến binh - Ngày 6 tháng 12 không phải là ngày lễ lớn của nước ta.
Cựu chiến binh có những quyền lợi gì?
Căn cứ quy định tại Điều 5 Nghị định 150/2006/NĐ-CP (được sửa đổi bởi khoản 2 Điều 1 Nghị định 157/2016/NĐ-CP), Cự chiến binh có các quyền lợi sau:
(1) Cựu chiến binh thuộc đối tượng người có công với cách mạng được hưởng các chế độ ưu đãi theo quy định của pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.
(2) Cựu chiến binh được ưu tiên tạo việc làm, giao đất, giao rừng, giao mặt nước để sản xuất, kinh doanh và tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội:
- Trình tự, thủ tục, thẩm quyền giao đất, giao rừng, giao mặt nước thực hiện theo quy hoạch của Trung ương, địa phương và quy định của pháp luật về đất đai;
- Khi được giao đất, giao rừng, giao mặt nước Cựu chiến binh có trách nhiệm quản lý, khai thác, sử dụng theo quy định của pháp luật;
(3) Nhà nước khuyến khích Cựu chiến binh thành lập các hợp tác xã, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp để nhận đất, rừng, mặt nước, tham gia các dự án phát triển kinh tế - xã hội theo quy định của pháp luật.
(4) Cựu chiến binh trong độ tuổi lao động được ưu tiên: học nghề, tạo việc làm, tuyển dụng vào làm việc ở các cơ quan, tổ chức, đơn vị phù hợp với sức khoẻ và chuyên môn đào tạo, xuất khẩu lao động.
(5) Cựu chiến binh thuộc diện nghèo theo chuẩn do Chính phủ quy định được:
- Ưu tiên cấp thẻ bảo hiểm y tế và khám chữa bệnh theo chế độ bảo hiểm y tế;
- Ưu tiên vay các nguồn vốn ưu đãi của Ngân hàng chính sách - xã hội để sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nhằm xoá đói, giảm nghèo; chính quyền địa phương, Ngân hàng chính sách - xã hội có trách nhiệm tạo điều kiện để Cựu chiến binh được vay vốn ưu đãi theo quy định của pháp luật.
(6) Cựu chiến binh tham gia kháng chiến từ ngày 30 tháng 4 năm 1975 trở về trước hoặc tham gia chiến tranh bảo vệ Tổ quốc, làm nhiệm vụ quốc tế ở Campuchia, giúp bạn Lào sau ngày 30 tháng 4 năm 1975 được hưởng chế độ bảo hiểm y tế theo quy định của pháp luật về bảo hiểm y tế, khi từ trần được hưởng chế độ mai táng phí theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội hiện hành.
(7) Cựu chiến binh cô đơn, không nơi nương tựa, không có nguồn thu nhập khi hết tuổi lao động được Hội Cựu chiến binh cơ sở đề nghị, chính quyền địa phương xác nhận thì được ưu tiên tiếp nhận vào nuôi dưỡng, chăm sóc tại các trung tâm nuôi dưỡng của xã hội; cựu chiến binh được trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật.
(8) Cựu chiến binh khi chết được chính quyền, cơ quan, đơn vị, đoàn thể địa phương phối hợp với Hội Cựu chiến binh và gia đình tổ chức tang lễ. Nghi thức tổ chức và phân cấp tổ chức tang lễ, mai táng phí, các chế độ, chính sách khác thực hiện theo quy định hiện hành do Bộ Lao động Thương binh và Xã hội phối hợp với Bộ Quốc phòng, Trung ương Hội Cựu chiến binh Việt Nam và các cơ quan liên quan hướng dẫn thực hiện.
(9) Cựu chiến binh trong các cơ quan làm công tác Hội Cựu chiến binh được cử đi đào tạo, bồi dưỡng theo quy định hiện hành, được tham gia thi tuyển vào các trường đào tạo của trung ương, địa phương để nâng cao trình độ đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của Hội. Kinh phí đào tạo do ngân sách nhà nước bảo đảm theo chế độ đào tạo cán bộ, công chức hiện hành.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Kỳ kế toán năm đầu tiên ngắn hơn 90 ngày thì có được cộng qua năm sau để tính thành một kỳ kế toán năm không?
- Mẫu đơn dự thầu hồ sơ mời sơ tuyển dịch vụ phi tư vấn qua mạng mới nhất là mẫu nào? Tải về ở đâu?
- Cơ sở dịch vụ photocopy có phải xuất trình hồ sơ, giấy tờ liên quan đến hoạt động của cơ sở dịch vụ photocopy không?
- Mẫu lời chúc tốt nghiệp đại học ngắn gọn, hài hước dành cho bạn thân? Học xong bao nhiêu tín chỉ mới được tốt nghiệp đại học?
- Chuyển tải là gì? Chỉ được chuyển tải trên phương tiện vận tải đang chịu sự kiểm tra, giám sát hải quan khi nào?