Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá là mẫu nào? Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề nào?

Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá là mẫu nào? Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề nào? Học viên không tham dự lớp học bao nhiêu buổi thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá?

Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá là mẫu nào theo quy định?

Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá là mẫu tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 39/2024/TT-BTC như sau:

Tải về Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá

Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá là mẫu nào theo quy định?

Mẫu khung chương trình đào tạo, bồi dưỡng về thẩm định giá là mẫu nào theo quy định? (hình từ internet)

Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định như sau:

Hình thức tổ chức, nội dung và chương trình đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá
1. Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá được tổ chức tập trung một kỳ liên tục hoặc nhiều kỳ nhưng không kéo dài quá 3 (ba) tháng cho một lớp học và phải đảm bảo dạy và học đủ thời lượng, nội dung và chương trình theo quy định tại khoản 2 Điều này.
2. Nội dung và chương trình đào tạo:
...
a) Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá tài sản bao gồm 05 chuyên đề: Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá; Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá; Thẩm định giá bất động sản; Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị); Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác);
b) Lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề quy định tại điểm a khoản này và 02 chuyên đề: Phân tích tài chính doanh nghiệp; Thẩm định giá doanh nghiệp;
c) Thời lượng cho một lớp đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này là 116 giờ, lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này là 160 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 11 Thông tư này;
d) Các học viên đã có kết quả đạt yêu cầu của lớp đào tạo quy định tại điểm a khoản 2 Điều này được phép học bổ sung để hoàn thành chương trình của lớp đào tạo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này.
...

Như vậy, lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp bao gồm các chuyên đề:

- Pháp luật áp dụng trong lĩnh vực thẩm định giá;

- Nguyên lý hình thành giá cả thị trường và Nguyên lý căn bản về thẩm định giá;

- Thẩm định giá bất động sản;

- Thẩm định giá động sản 1 (Thẩm định giá máy, thiết bị);

- Thẩm định giá động sản 2 (Thẩm định giá tài sản vô hình và các động sản khác);

- Phân tích tài chính doanh nghiệp;

- Thẩm định giá doanh nghiệp.

Lưu ý: Thời lượng cho một lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá doanh nghiệp là 160 giờ, chưa bao gồm thời gian ôn tập và kiểm tra đánh giá kết quả học tập quy định tại Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC.

Học viên không tham dự lớp học bao nhiêu buổi thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập khi kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá?

Căn cứ theo Điều 11 Thông tư 39/2024/TT-BTC quy định như sau:

Kiểm tra đánh giá kết quả học tập
1. Kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, đơn vị đào tạo phải tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập. Nội dung các bài kiểm tra phải thể hiện được những kiến thức cơ bản của các chuyên đề trong chương trình học:
a) Đối với lớp đào tạo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 10 Thông tư này, việc kiểm tra được thực hiện bằng 2 (hai) bài viết; trong đó, bài kiểm tra cho phần kiến thức chung là 120 phút, cho phần kiến thức nghiệp vụ là 150 phút;
b) Đối với các học viên theo quy định tại điểm d khoản 2 Điều 10 Thông tư này phải làm 01 (một) bài kiểm tra viết 150 phút cho các chuyên đề học bổ sung.
2. Điểm các bài kiểm tra được chấm theo thang điểm 10 (mười). Bài kiểm tra dưới 5 điểm là bài kiểm tra không đạt yêu cầu.
3. Học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho phần kiến thức có chuyên đề đó và phải học lại chuyên đề còn thiếu.
4. Trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện (sau đây gọi tắt là lý do đặc biệt), học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.
...

Như vậy, khi kết thúc lớp đào tạo nghiệp vụ thẩm định giá, học viên tham dự lớp học không đảm bảo tối thiểu 80% thời gian học theo quy định cho mỗi chuyên đề thì không được tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập cho phần kiến thức có chuyên đề đó và phải học lại chuyên đề còn thiếu.

Lưu ý: Trong trường hợp vì lý do thai sản, tai nạn, ốm đau có giấy chứng nhận của bệnh viện, học viên không tham dự kiểm tra đánh giá kết quả học tập được thì học viên phải có đơn đề nghị hoãn kiểm tra và phải được Thủ trưởng đơn vị đào tạo chấp thuận.

Thẩm định giá Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Thẩm định giá
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Tổng hợp nội dung và chương trình đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ thẩm định giá từ ngày 01/7/2024 tại Thông tư 39/2024/TT-BTC?
Pháp luật
Tài sản hoạt động là gì? Có thể dự báo được tài sản hoạt động tại thời điểm thẩm định giá của doanh nghiệp thông qua cách nào?
Pháp luật
Hao mòn ngoại biên là gì? Hướng dẫn xác định giá trị hao mòn ngoại biên của tài sản theo Chuẩn mực thẩm định giá?
Pháp luật
Phương pháp chi phí là gì? Phương pháp chi phí có phải là phương pháp định giá chung đối với hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước quy định không?
Pháp luật
Trong quá trình hành nghề thẩm định giá, thẩm định viên về giá phải duy trì điều kiện gì theo quy định pháp luật?
Pháp luật
Thông đồng về giá là gì? Khách hàng và bên thứ ba có tên trong hợp đồng thẩm định giá có bị cấm thông đồng về giá?
Pháp luật
Thành phần đoàn kiểm tra việc chấp hành pháp luật về giá, thẩm định giá bao gồm những ai theo quy định?
Pháp luật
Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá là gì? Phân tích thông tin về tài sản thẩm định giá theo nhóm nội dung nào?
Pháp luật
Tài sản thẩm định giá là tài sản hình thành trong tương lai cần thu thập thông tin gì khi thẩm định giá?
Pháp luật
Tài sản thẩm định giá bao gồm những gì? Những hành vi nào bị cấm đối với khách hàng thẩm định giá?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Thẩm định giá
Nguyễn Phạm Đài Trang Lưu bài viết
132 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Thẩm định giá

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Thẩm định giá

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào