Mẫu Hợp đồng tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới nhất?
- Mẫu Hợp đồng tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới nhất?
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện gì?
- Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phương thức nào?
Mẫu Hợp đồng tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới nhất?
Mẫu Hợp đồng tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh căn cứ theo Mẫu số 07a/GQVL ban hành kèm theo Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 cụ thể:
>> Tải Mẫu Hợp đồng tín dụng cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh mới nhất tại đây.
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm (Hình từ Internet)
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh phải đảm bảo các điều kiện gì?
Điều kiện cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định tiết 4.1 Mục 4 Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 cụ thể:
Điều kiện cho vay
4.1. Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
a) Được thành lập và hoạt động hợp pháp;
b) Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
c) Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
d) Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
4.2. Đối với người lao động
a) Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ;
b) Có nhu cầu vay vốn để tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm, có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
c) Cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án.
Theo đó, cơ sở sản xuất, kinh doanh cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm phải đảm bảo các điều kiện sau:
- Được thành lập và hoạt động hợp pháp;
- Có dự án vay vốn khả thi tại địa phương, phù hợp với ngành, nghề sản xuất kinh doanh, duy trì hoặc thu hút thêm lao động vào làm việc ổn định;
- Dự án vay vốn có xác nhận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền nơi thực hiện dự án;
- Có bảo đảm tiền vay theo quy định của pháp luật (nếu có).
Cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phương thức nào?
Phương thức cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh quy định theo tiểu mục 9.1 Mục 9 Hướng dẫn 8055/NHCS-TDSV năm 2019 cụ thể:
Phương thức cho vay và thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn
9.1. Phương thức cho vay
a) Đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay).
b) Đối với người lao động
- Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam quản lý: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động tại trụ sở NHCSXH nơi cho vay;
- Người lao động vay vốn thuộc nguồn vốn do Ủy ban nhân dân (UBND) cấp tỉnh, cơ quan Trung ương của Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý; Nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp cho người lao động có ủy thác một số nội dung công việc trong quy trình cho vay cho các tổ chức chính trị - xã hội và thông qua Tổ tiết kiệm và vay vốn (TK&VV) theo quy định hiện hành của NHCSXH.
9.2. Thẩm quyền phê duyệt hồ sơ vay vốn
a) Đối với dự án thuộc nguồn vốn do UBND cấp tỉnh quản lý: Chủ tịch UBND cấp huyện nơi thực hiện dự án xem xét, phê duyệt;
b) Đối với dự án thuộc nguồn vốn do cơ quan Trung ương của Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam, Liên minh Hợp tác xã Việt Nam, Hội Người mù Việt Nam, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, Hội Nông dân Việt Nam, Hội Cựu chiến binh Việt Nam quản lý (sau đây gọi chung là tổ chức thực hiện chương trình): Thủ trưởng cơ quan cấp tỉnh của tổ chức thực hiện chương trình xem xét, phê duyệt;
c) Đối với dự án thuộc nguồn vốn do NHCSXH huy động và nguồn vốn NHCSXH nhận ủy thác từ các địa phương, các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước để cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm: Giám đốc NHCSXH nơi cho vay xem xét, phê duyệt.
Như vậy, cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm đối với cơ sở sản xuất, kinh doanh theo phương thức sau:
NHCSXH thực hiện cho vay trực tiếp tại trụ sở chi nhánh NHCSXH cấp tỉnh hoặc trụ sở Phòng giao dịch (PGD) NHCSXH cấp huyện (sau đây gọi chung là NHCSXH nơi cho vay).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bản vẽ thiết kế kỹ thuật trong hoạt động xây dựng cần đáp ứng yêu cầu nào? Cần phải thể hiện đầy đủ nội dung nào?
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?