Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất như thế nào?
- Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Việc hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
- Giá trị tài sản hình thành trong tương lai thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh biến động bất thường thì có cần phải báo cáo ngay cho bên nhận thế chấp tài sản không?
- Bên thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản?
Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay tại Phụ lục 2 ban hành kèm theo Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Lưu ý: Mẫu này có thể được sửa đổi, bổ sung tùy vào tình hình thực tế thực hiện
Tải mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất hiện nay: TẠI ĐÂY
Mẫu hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh mới nhất (Hình từ Internet)
Việc hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định như thế nào?
Việc hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh được quy định tại Điều 5 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Hủy bỏ và chấm dứt thế chấp tài sản
Việc hủy bỏ và chấm dứt Hợp đồng thế chấp tài sản bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của Bên thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Theo đó, việc hủy bỏ và chấm dứt hợp đồng thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bảo đảm cho nghĩa vụ thanh toán của Bên thế chấp thực hiện theo quy định của pháp luật hiện hành.
Giá trị tài sản hình thành trong tương lai thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh biến động bất thường thì có cần phải báo cáo ngay cho bên nhận thế chấp tài sản không?
Giá trị tài sản hình thành trong tương lai thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh bián động bất thường có cần phải báo cáo ngay cho bên nhận thế chấp tài sản không, thì theo quy định tại khoản 2 Điều 11 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Chế độ báo cáo
1. Báo cáo định kỳ
Trước ngày 30/6 hàng năm, Bên thế chấp có trách nhiệm gửi báo cáo cho Bên nhận thế chấp về tình hình tài sản thế chấp của khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đến ngày 31/12 của năm liền kề trước đó kèm theo xác nhận của Công ty kiểm toán độc lập theo mẫu tại Phụ lục 5 hoặc Phụ lục 6 của Thông tư này.
2. Báo cáo đột xuất và báo cáo theo yêu cầu
Khi có yêu cầu hoặc khi giá trị tài sản thế chấp biến động bất thường trên 10% tổng giá trị tài sản thế chấp so với lần báo cáo gần nhất, Bên thế chấp có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bên nhận thế chấp về những thay đổi liên quan đến tài sản thế chấp theo mẫu tại Phụ lục 5 hoặc Phụ lục 6 của Thông tư này.
Theo đó, khi có yêu cầu hoặc khi giá trị tài sản hình thành trong tương lai thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh biến động bất thường trên 10% tổng giá trị tài sản thế chấp so với lần báo cáo gần nhất thì Bên thế chấp có trách nhiệm báo cáo ngay cho Bên nhận thế chấp về những thay đổi liên quan đến tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
Bên thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm gì đối với thế chấp tài sản?
Bên thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh có trách nhiệm đối với thế chấp tài sản, thì theo quy định tại Điều 13 Thông tư 10/2016/TT-BTC như sau:
Trách nhiệm của Bên thế chấp
1. Phối hợp với Bộ Tài chính để ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
2. Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
3. Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản thế chấp theo quy định và báo cáo Bên nhận thế chấp về kết quả đánh giá, kiểm kê.
4. Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc đăng ký tài sản thế chấp.
5. Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
6. Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
7. Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Theo đó, đối với thế chấp tài sản hình thành trong tương lai cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh thì bên thế chấp tài sản có các trách nhiệm sau:
- Phối hợp với Bộ Tài chính để ký kết Hợp đồng thế chấp tài sản cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh trước khi Bộ Tài chính phát hành Thư bảo lãnh.
- Thực hiện đăng ký giao dịch bảo đảm đối với tài sản thế chấp để bảo đảm cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh theo quy định của pháp luật.
- Thực hiện đánh giá hoặc kiểm kê định kỳ, đột xuất tài sản thế chấp theo quy định và báo cáo Bên nhận thế chấp về kết quả đánh giá, kiểm kê.
- Thanh toán mọi chi phí phát sinh liên quan đến việc đăng ký tài sản thế chấp.
- Mua bảo hiểm cho tài sản thế chấp theo quy định của pháp luật.
- Cung cấp thông tin chính xác, trung thực, kịp thời về tình hình tài sản thế chấp cho Bên nhận thế chấp và tuân thủ chế độ báo cáo đầy đủ, đúng hạn theo quy định tại Thông tư này.
- Quản lý, sử dụng tài sản thế chấp cho khoản vay được Chính phủ bảo lãnh đúng mục đích và theo quy định của pháp luật về giao dịch bảo đảm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?