Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án hiện nay là mẫu nào? Hợp đồng bao gồm những nội dung gì?
Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án hiện nay là mẫu nào? Hợp đồng gồm những nội dung gì?
Hiện nay, Luật Xây dựng 2014 cũng như các văn bản liên quan không giải thích thế nào là Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án.
Tuy nhiên, Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án có thể được hiểu là sự thỏa thuận giữa chủ đầu tư và nhà thầu tức bên quản lý dự án về việc bên nhà thầu sẽ thực hiện việc tư vấn quản lý dự án cho bên chủ đầu tư và chủ đầu tư sẽ trả tiền dịch vụ tư vấn cho bên nhà thầu.
Về Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án hiện nay được thực hiện theo Mẫu ban hành kèm theo Công văn 99/BXD-KTTC năm 2008 về việc công bố mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án (PMC) do Bộ Xây dựng ban hành:
Tải về Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án
Theo hướng dẫn tại Công văn 99/BXD-KTTC năm 2008 về việc công bố mẫu hợp đồng tư vấn quản lý dự án (PMC) thì Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án sẽ bao gồm những nội dung sau:
PHẦN 1 – CÁC CĂN CỨ KÝ KẾT HỢP ĐỒNG
PHẦN 2 – CÁC ĐIỀU KHOẢN VÀ ĐIỀU KIỆN CỦA HỢP ĐỒNG
Điều 1. Hồ sơ của hợp đồng và thứ tự ưu tiên
Điều 2. Các định nghĩa và diễn giải
Điều 3. Mô tả phạm vi công việc
Điều 4. Giá hợp đồng, tạm ứng và thanh toán
Điều 5. Bảo đảm thực hiện hợp đồng (nếu có)
Điều 6. Thay đổi và điều chỉnh giá hợp đồng
Điều 7. Tiến độ thực hiện hợp đồng
Điều 8. Trách nhiệm và nghĩa vụ chung của pmc
Điều 9. Quyền và nghĩa vụ chung của chủ đầu tư
Điều 10. Nhân lực của PMC
Điều 11. Tạm ngừng và chấm dứt hợp đồng
Điều 12. Bồi thường và giới hạn trách nhiệm
Điều 13. Bản quyền và quyền sử dụng tài liệu
Điều 14. Việc bảo mật
Điều 15. Bảo hiểm
Điều 16. Bất khả kháng
Điều 17. Thưởng, phạt vi phạm hợp đồng
Điều 18. Khiếu nại, tranh chấp và trọng tài
Điều 19. Quyết toán hợp đồng
Điều 20. Điều khoản chung
Mẫu Hợp đồng dịch vụ tư vấn quản lý dự án hiện nay là mẫu nào? Hợp đồng gồm những nội dung gì? (hình từ internet)
Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện toàn bộ các nội dung quản lý dự án không?
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng được quy định tại Điều 68 Luật Xây dựng 2014 như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chủ đầu tư trong việc lập và quản lý thực hiện dự án đầu tư xây dựng
1. Chủ đầu tư có các quyền sau:
a) Lập, quản lý dự án khi có đủ điều kiện năng lực theo quy định của Luật này;
b) Yêu cầu cơ quan, tổ chức có liên quan cung cấp thông tin, tài liệu về lập, quản lý dự án;
c) Lựa chọn, ký kết hợp đồng với nhà thầu tư vấn để lập, quản lý dự án;
d) Tổ chức lập, quản lý dự án; quyết định thành lập, giải thể Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án theo thẩm quyền;
đ) Các quyền khác theo quy định của pháp luật.
...
Căn cứ Điều 24 Nghị định 15/2021/NĐ-CP quy định về thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng như sau:
Thuê tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng
1. Tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
2. Tổ chức tư vấn quản lý dự án được lựa chọn phải có văn bản thông báo về nhiệm vụ, quyền hạn của người đại diện và bộ máy trực tiếp quản lý dự án gửi chủ đầu tư và các nhà thầu có liên quan.
3. Chủ đầu tư có trách nhiệm giám sát việc thực hiện hợp đồng tư vấn quản lý dự án, xử lý các vấn đề có liên quan giữa tổ chức tư vấn quản lý dự án với các nhà thầu và chính quyền địa phương trong quá trình thực hiện dự án.
4. Việc lựa chọn nhà thầu tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải tuân thủ quy định của pháp luật về đấu thầu đối với dự án thuộc phạm vi điều chỉnh của pháp luật về đấu thầu.
Như vậy, tổ chức tư vấn quản lý dự án có thể đảm nhận thực hiện một phần hoặc toàn bộ các nội dung quản lý dự án theo hợp đồng ký kết với chủ đầu tư.
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng điều kiện gì?
Tổ chức tham gia hoạt động tư vấn quản lý dự án đầu tư xây dựng phải đáp ứng các điều kiện tương ứng với các hạng năng lực được quy định tại Điều 94 Nghị định 15/2021/NĐ-CP, cụ thể như sau:
Hạng I:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án hạng I;
- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng hạng I phù hợp với công việc đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án nhóm A hoặc 02 dự án từ nhóm B trở lên.
Hạng II:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng II trở lên;
- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng II trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận;
- Đã thực hiện quản lý dự án ít nhất 01 dự án từ nhóm B trở lên hoặc 02 dự án từ nhóm C trở lên.
Hạng III:
- Cá nhân đảm nhận chức danh giám đốc quản lý dự án có chứng chỉ hành nghề quản lý dự án từ hạng III trở lên;
- Cá nhân phụ trách các lĩnh vực chuyên môn phải có chứng chỉ hành nghề về giám sát thi công xây dựng, định giá xây dựng từ hạng III trở lên phù hợp với công việc đảm nhận;
- Cá nhân tham gia thực hiện quản lý dự án có chuyên môn, nghiệp vụ phù hợp với công việc đảm nhận.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Thẩm quyền ký thỏa thuận cấp bảo lãnh, cam kết bảo lãnh và văn bản cam kết phát hành thư bảo lãnh theo Thông tư 61/2024?
- Lời dẫn chương trình Tết cho trẻ mầm non năm Ất Tỵ 2025? Lời dẫn chương trình lễ hội mùa xuân cho trẻ mầm non 2025?
- Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng được cấp cho tổ chức nào? Chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng bị thu hồi khi nào?
- Cơ cấu và số lượng thành viên hội đồng xét cấp chứng chỉ năng lực hoạt động xây dựng do ai quyết định?
- Điều kiện thiết bị y tế của cơ sở cấp phát thuốc điều trị thay thế các chất dạng thuốc phiện là gì?