Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải mẫu ở đâu?
Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 15/2024/TT-BKHĐT có dạng như sau:
TẢI VỀ Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP mới nhất.
Có được phát hành hồ sơ mời sơ tuyển dự án PPP bản giấy cho nhà đầu tư không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 11 Thông tư 15/2024/TT-BKHĐT như sau:
Phát hành hồ sơ mời đàm phán; phát hành, sửa đổi, làm rõ hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST; gia hạn thời điểm đóng thầu dự án PPP
1. Phát hành:
a) Hồ sơ mời sơ tuyển đối với dự án áp dụng sơ tuyển quốc tế, E-HSMST đối với dự án áp dụng sơ tuyển trong nước, hồ sơ mời đàm phán đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP được phát hành miễn phí trên Hệ thống đồng thời với thông báo mời sơ tuyển, E-TBMST, thông báo mời thầu. Trong quá trình đăng tải thông báo mời sơ tuyển, E-TBMST, thông báo mời thầu, bên mời thầu phải đính kèm các tài liệu sau đây:
- Quyết định phê duyệt hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP;
- Hồ sơ mời sơ tuyển, E-HSMST, hồ sơ mời đàm phán đã được phê duyệt.
Bên mời thầu không được phát hành bản giấy hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán cho nhà đầu tư. Trường hợp bên mời thầu phát hành bản giấy cho nhà đầu tư thì bản giấy không có giá trị pháp lý để lập, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP.
b) Trường hợp nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển đối với dự án áp dụng sơ tuyển quốc tế, hồ sơ mời đàm phán đối với dự án áp dụng đàm phán cạnh tranh theo quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều 38 Luật PPP được đăng tải trên Hệ thống có sự sai khác với nội dung của hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán được phê duyệt thì hồ sơ mời sơ tuyển, hồ sơ mời đàm phán được phê duyệt là cơ sở để lập, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự đàm phán.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì bên mời thầu không được phát hành bản giấy hồ sơ mời sơ tuyển dự án PPP bản giấy cho nhà đầu tư.
Nếu bên mời thầu phát hành bản giấy cho nhà đầu tư thì bản giấy không có giá trị pháp lý để lập, đánh giá hồ sơ dự sơ tuyển thực hiện dự án PPP.
Mẫu hồ sơ mời sơ tuyển lựa chọn nhà đầu tư thực hiện dự án PPP mới nhất theo Thông tư 15? Tải mẫu ở đâu? (Hình từ Internet)
Hợp đồng dự án PPP gồm những nội dung nào?
Nội dung của hợp đồng dự án PPP được quy định tại Điều 47 Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư 2020, bao gồm các nội dung sau đây:
(1) Mục tiêu, quy mô, địa điểm và tiến độ thực hiện dự án; thời gian xây dựng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; thời điểm có hiệu lực của hợp đồng; thời hạn hợp đồng;
(2) Phạm vi và yêu cầu về kỹ thuật, công nghệ, chất lượng công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng, sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp;
(3) Tổng mức đầu tư; cơ cấu nguồn vốn; phương án tài chính, trong đó có kế hoạch thu xếp tài chính; giá, phí sản phẩm, dịch vụ công, trong đó có phương pháp và công thức để thiết lập hoặc điều chỉnh; vốn nhà nước trong dự án PPP và hình thức quản lý, sử dụng tương ứng (nếu có);
(4) Điều kiện sử dụng đất và tài nguyên khác; phương án tổ chức xây dựng công trình phụ trợ; yêu cầu về bồi thường, hỗ trợ, tái định cư; bảo đảm an toàn và bảo vệ môi trường; trường hợp bất khả kháng và phương án xử lý trong trường hợp bất khả kháng;
(5) Trách nhiệm thực hiện các thủ tục xin cấp phép theo quy định của pháp luật có liên quan; thiết kế; tổ chức thi công; kiểm tra, giám sát, quản lý chất lượng trong giai đoạn xây dựng; nghiệm thu, quyết toán vốn đầu tư và xác nhận hoàn thành công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng; cung cấp nguyên liệu đầu vào chủ yếu cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh của dự án;
(6) Trách nhiệm trong việc vận hành, kinh doanh công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng để sản phẩm, dịch vụ công được cung cấp liên tục, ổn định; điều kiện, trình tự, thủ tục chuyển giao công trình, hệ thống cơ sở hạ tầng;
(7) Bảo đảm thực hiện hợp đồng; quyền sở hữu, quyền quản lý, khai thác các loại tài sản liên quan đến dự án; quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, doanh nghiệp dự án PPP; thỏa thuận về việc sử dụng dịch vụ bảo lãnh của bên thứ ba đối với nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng;
(8) Phương án xử lý trong trường hợp hoàn cảnh thay đổi cơ bản theo quy định của pháp luật về dân sự để tiếp tục thực hiện hợp đồng; biện pháp xử lý, bồi thường, xử phạt trong trường hợp một trong các bên vi phạm hợp đồng;
(9) Trách nhiệm của các bên liên quan đến bảo mật thông tin; chế độ báo cáo; cung cấp thông tin, tài liệu liên quan và giải trình việc thực hiện hợp đồng theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền, cơ quan thanh tra, kiểm tra, kiểm toán, giám sát;
(10) Các nguyên tắc, điều kiện sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng trước thời hạn; chuyển nhượng quyền và nghĩa vụ của các bên; quyền của bên cho vay; thủ tục, quyền và nghĩa vụ của các bên khi thanh lý hợp đồng;
(11) Ưu đãi, bảo đảm đầu tư, phương án chia sẻ phần tăng, giảm doanh thu, bảo đảm cân đối ngoại tệ, các loại bảo hiểm (nếu có);
(12) Pháp luật điều chỉnh hợp đồng và cơ chế giải quyết tranh chấp.
Lưu ý: Hợp đồng dự án PPP phải xác định cụ thể quyền và nghĩa vụ của cơ quan ký kết hợp đồng, nhà đầu tư và doanh nghiệp dự án PPP.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Liên hệ bản thân về 19 điều Đảng viên không được làm? Liên hệ bản thân về những điều Đảng viên không được làm?
- Nhân viên y tế học đường là gì? Mức hỗ trợ phụ cấp cho nhân viên y tế học đường hiện nay là bao nhiêu?
- Báo cáo kiểm điểm chi ủy chi bộ thôn cuối năm 2024? Tải mẫu báo cáo kiểm điểm tập thể chi bộ thôn mới nhất 2024 ở đâu?
- Mẫu quyết định đánh giá xếp loại lại tổ chức đảng, đảng viên cuối năm theo Hướng dẫn 25? Tải mẫu về?
- Mẫu Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt? Nghị quyết chuyên đề xây dựng chi bộ 4 tốt là gì?