Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Dụng cụ lấy mẫu, bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển mẫu trong việc xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu quy định ra sao? Câu hỏi của anh Thế (Lào Cai).

Hàng hóa đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số hàng hóa là hàng hóa nào?

Căn cứ Điều 24 Nghị định 08/2015/NĐ-CP quy định như sau:

Thủ tục xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
1. Điều kiện xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan
a) Tổ chức, cá nhân đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan đối với hàng hóa dự kiến xuất khẩu, nhập khẩu và cung cấp thông tin, chứng từ, hồ sơ cần thiết liên quan đến việc xác định trước mã số, xuất xứ, trị giá hải quan;
b) Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu cần xác định trước trị giá hải quan là hàng hóa lần đầu xuất khẩu, nhập khẩu hoặc có thay đổi lớn, bất thường so với trị giá hải quan mà người khai hải quan đang thực hiện hoặc là hàng hóa có tính chất đơn chiếc hoặc không có tính phổ biến hoặc không có hàng hóa giống hệt, tương tự trên thị trường để so sánh.
...

Chiếu theo quy định này thì hàng hóa đề nghị cơ quan hải quan xác định trước mã số hàng hóa là hàng hóa dự kiến xuất nhập khẩu.

Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo những nguyên tắc nào? (hình từ Internet)

Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo những nguyên tắc nào?

Tại Mục I Phụ lục gửi kèm Công văn 6582/TCHQ-PTPL năm 2015 quy định như sau:

Nguyên tắc lấy mẫu
Mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số phải đảm bảo lấy hai mẫu, sau đó đựng chung vào một bao bì đóng gói cho mục đích vận chuyển và gửi đến Tổng cục hải quan.

Như vậy, mẫu hàng của hồ sơ xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo lấy hai mẫu, sau đó đựng chung vào một bao bì đóng gói cho mục đích vận chuyển và gửi đến Tổng cục hải quan.

Dụng cụ lấy mẫu, bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển mẫu trong việc xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu chung nào?

Theo Mục II Phụ lục gửi kèm Công văn 6582/TCHQ-PTPL năm 2015 quy định như sau:

Dụng cụ lấy mẫu, bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển mẫu
1. Yêu cầu chung:
1.1. Dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu phải sạch, trở về mặt hóa học đối với mẫu để đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu, không làm thay đổi bản chất của mẫu trong quá trình vận chuyển và bảo quản.
1.2. Thời gian gửi mẫu, điều kiện bảo quản mẫu trong khi gửi mẫu:
Với mẫu hàng lấy nguyên gói thì thời gian gửi mẫu (trong thời hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất) và điều kiện bảo quản thực hiện đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.
Với mẫu hàng được trích thì thời gian gửi mẫu và điều kiện bảo quản phải tuân thủ như khuyến nghị của nhà sản xuất cho trường hợp mở bao bì hàng hóa.
2. Bao bì đựng mẫu và bao bì đóng gói vận chuyển
2.1. Các loại bao bì đựng mẫu:
Phải phù hợp với bản chất của hàng hóa và an toàn cho việc lấy mẫu, bảo quản và vận chuyển mẫu; bền, chắc về mặt cơ học, ít chịu ảnh hưởng của môi trường và phù hợp với đặc tính của từng loại hàng hóa; phải có nhãn mác ký hiệu rõ ràng.
2.2. Các loại bao bì đựng mẫu thường dùng:
- Lọ thủy tinh trung tính nắp xoáy hoặc nút mài có dung tích từ 250-500ml dùng đựng các loại mẫu hóa chất, thực phẩm, chế phẩm hóa chất,.. dạng lỏng, nhão, bột. Các mẫu dễ phân hủy, nhạy sáng phải được đựng trong chai, lọ màu tối. Riêng axit Flohydric (HF) và muối của nó được đựng trong chai nhựa polyethylen hoặc teflon.
- Túi nhựa, hộp nhựa (kích thước phù hợp với quy định về lượng mẫu): dùng chứa các loại mẫu giấy, vải, tấm, phiến, màng, lá, viên, khối và các hình dạng khác trừ các mẫu dạng lỏng, nhão, bột nêu trên.
2.3. Các loại bao bì đóng gói vận chuyển mẫu: Bao bì đóng gói phải chắc chắn, đảm bảo an toàn và mẫu không bị hỏng trong quá trình vận chuyển. Trong trường hợp mẫu yêu cầu bảo quản đặc biệt thì phải có bao bì thích hợp và vận chuyển theo đúng quy định để đảm bảo chất lượng mẫu không bị thay đổi so với ban đầu.
3. Các loại dụng cụ lấy mẫu
Máy cắt cầm tay, cưa sắt và cưa gỗ, kéo cắt sắt và cắt vải, thước các loại, kìm, búa, thìa lấy mẫu, phễu thủy tinh và inox, gáo inox, bộ dụng cụ mở phuy, dao trích mẫu hoặc các dụng cụ lấy mẫu tương tự nhưng không làm ảnh hưởng bản chất của mẫu.

Theo đó, dụng cụ lấy mẫu, bao bì đựng mẫu và bao bì vận chuyển mẫu trong việc xác định trước mã số hàng hóa xuất nhập khẩu phải đảm bảo yêu cầu chung sau:

- Dụng cụ lấy mẫu và bao bì đựng mẫu phải sạch, trở về mặt hóa học đối với mẫu để đảm bảo không đưa tạp chất vào mẫu, không làm thay đổi bản chất của mẫu trong quá trình vận chuyển và bảo quản.

- Thời gian gửi mẫu, điều kiện bảo quản mẫu trong khi gửi mẫu:

+ Với mẫu hàng lấy nguyên gói thì thời gian gửi mẫu (trong thời hạn sử dụng theo quy định của nhà sản xuất) và điều kiện bảo quản thực hiện đúng theo khuyến nghị của nhà sản xuất.

+ Với mẫu hàng được trích thì thời gian gửi mẫu và điều kiện bảo quản phải tuân thủ như khuyến nghị của nhà sản xuất cho trường hợp mở bao bì hàng hóa.

Hàng hóa xuất khẩu
Hàng hóa nhập khẩu
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu phải thể hiện những thông tin gì trên nhãn hàng hóa? Trường hợp nào hàng hóa nhập khẩu phải có nhãn phụ?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu của doanh nghiệp chế xuất được làm thủ tục hải quan tại địa điểm nào theo quy định?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu để giao bán cho nước ngoài thông qua đại lý tại Việt Nam có được hoàn thuế bảo vệ môi trường không?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu của doanh nghiệp chế xuất là máy móc, thiết bị tạm nhập để phục vụ sản xuất thì làm thủ tục nhập khẩu ở đâu?
Pháp luật
Hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu có được bảo lãnh tiền thuế không? Nếu được thì thời hạn bão lãnh là bao lâu?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu phải sử dụng nhãn phụ trong trường hợp nào? Nhãn phụ hàng hóa nhập khẩu không được che khuất những nội dung nào?
Pháp luật
Hàng hóa nhập khẩu cùng phẩm cấp hay cùng chủng loại là gì? Trị giá tính toán của hàng hóa nhập khẩu gồm những chi phí nào?
Pháp luật
Cung cấp dịch vụ bảo hiểm cho hàng hóa nhập khẩu thì được áp dụng thuế suất thuế GTGT như thế nào? Đối tượng nào chịu thuế GTGT trong lĩnh vực kinh doanh bảo hiểm?
Pháp luật
Mẫu phiếu yêu cầu phân tích hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu kiêm Biên bản lấy mẫu hàng hóa được quy định thế nào?
Pháp luật
Trị giá CIF là gì? Cách tính LVC theo Trị giá CIF đối với hàng hóa xuất khẩu? Thương nhân đề nghị cấp C/O có được lựa chọn công thức tính LVC không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Hàng hóa xuất khẩu
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
1,070 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Hàng hóa xuất khẩu Hàng hóa nhập khẩu
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào