Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30 là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền Mẫu giấy nghỉ phép gồm những gì?
Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30 là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền Mẫu giấy nghỉ phép gồm những gì?
Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30 là mẫu được ban hành tại Phụ lục III Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Tải về Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30 tại đây.
Tải về Các mẫu khác trong công tác văn thư tại đây.
Hướng dẫn cách điền Mẫu giấy nghỉ phép bao gồm những nội dung sau:
[1] Tên cơ quan, tổ chức chủ quản trực tiếp (nếu có).
[2] Tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.
[3] Chữ viết tắt tên cơ quan, tổ chức cấp giấy nghỉ phép.
[4] Địa danh.
[5] Họ và tên, chức vụ và đơn vị công tác của người được cấp giấy phép.
[6] Nơi nghỉ phép.
[7] Thời gian nghỉ theo Bộ luật Lao động 2019 (nghỉ hàng năm có lương hoặc nghỉ không hưởng lương hoặc nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương...).
[8] Người được cấp giấy nghỉ phép.
[9] Chữ viết tắt tên đơn vị soạn thảo và số lượng bản lưu (nếu cần).
Mẫu giấy nghỉ phép theo Nghị định 30 là mẫu nào? Hướng dẫn cách điền Mẫu giấy nghỉ phép gồm những gì? (Hình từ Internet)
Giấy nghỉ phép có phải là loại văn bản hành chính không?
Căn cứ theo Điều 7 Nghị định 30/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Các loại văn bản hành chính
Văn bản hành chính gồm các loại văn bản sau: Nghị quyết (cá biệt), quyết định (cá biệt), chỉ thị, quy chế, quy định, thông cáo, thông báo, hướng dẫn, chương trình, kế hoạch, phương án, đề án, dự án, báo cáo, biên bản, tờ trình, hợp đồng, công văn, công điện, bản ghi nhớ, bản thỏa thuận, giấy ủy quyền, giấy mời, giấy giới thiệu, giấy nghỉ phép, phiếu gửi, phiếu chuyển, phiếu báo, thư công.
Theo đó, giấy nghỉ phép sẽ thuộc văn bản hành chính theo quy định.
Cán bộ công chức được nghỉ phép năm bao nhiêu ngày?
Căn cứ tại Điều 13 Luật Cán bộ, công chức 2008 quy định về quyền của cán bộ công chức về nghỉ ngơi như sau:
Quyền của cán bộ, công chức về nghỉ ngơi
Cán bộ, công chức được nghỉ hàng năm, nghỉ lễ, nghỉ để giải quyết việc riêng theo quy định của pháp luật về lao động. Trường hợp do yêu cầu nhiệm vụ, cán bộ, công chức không sử dụng hoặc sử dụng không hết số ngày nghỉ hàng năm thì ngoài tiền lương còn được thanh toán thêm một khoản tiền bằng tiền lương cho những ngày không nghỉ.
Bên cạnh đó, theo Điều 113 Bộ luật Lao động 2019 quy định về nghỉ hằng năm như sau:
Nghỉ hằng năm
1. Người lao động làm việc đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì được nghỉ hằng năm, hưởng nguyên lương theo hợp đồng lao động như sau:
a) 12 ngày làm việc đối với người làm công việc trong điều kiện bình thường;
b) 14 ngày làm việc đối với người lao động chưa thành niên, lao động là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm;
c) 16 ngày làm việc đối với người làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm.
2. Người lao động làm việc chưa đủ 12 tháng cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm theo tỷ lệ tương ứng với số tháng làm việc.
3. Trường hợp do thôi việc, bị mất việc làm mà chưa nghỉ hằng năm hoặc chưa nghỉ hết số ngày nghỉ hằng năm thì được người sử dụng lao động thanh toán tiền lương cho những ngày chưa nghỉ.
4. Người sử dụng lao động có trách nhiệm quy định lịch nghỉ hằng năm sau khi tham khảo ý kiến của người lao động và phải thông báo trước cho người lao động biết. Người lao động có thể thỏa thuận với người sử dụng lao động để nghỉ hằng năm thành nhiều lần hoặc nghỉ gộp tối đa 03 năm một lần.
5. Khi nghỉ hằng năm mà chưa đến kỳ trả lương, người lao động được tạm ứng tiền lương theo quy định tại khoản 3 Điều 101 của Bộ luật này.
6. Khi nghỉ hằng năm, nếu người lao động đi bằng các phương tiện đường bộ, đường sắt, đường thủy mà số ngày đi đường cả đi và về trên 02 ngày thì từ ngày thứ 03 trở đi được tính thêm thời gian đi đường ngoài ngày nghỉ hằng năm và chỉ được tính cho 01 lần nghỉ trong năm.
7. Chính phủ quy định chi tiết điều này.
Theo quy định Điều 114 Bộ luật Lao động 2019 về ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc như sau:
Ngày nghỉ hằng năm tăng thêm theo thâm niên làm việc
Cứ đủ 05 năm làm việc cho một người sử dụng lao động thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động theo quy định tại khoản 1 Điều 113 của Bộ luật này được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Theo đó, cán bộ công chức làm việc đủ 12 tháng thì được nghỉ phép năm, hưởng nguyên lương và có số ngày nghỉ phép tương ứng như sau:
- Cán bộ công chức làm việc trong điều kiện bình thường: Có 12 ngày phép năm.
- Cán bộ, công chức là người khuyết tật, người làm nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có 14 ngày phép năm.
- Cán bộ công chức làm nghề, công việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm: Có 16 ngày phép năm.
Ngoài ra, nếu cán bộ công chức làm việc đủ 05 năm thì số ngày nghỉ hằng năm của người lao động sẽ được tăng thêm tương ứng 01 ngày.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Danh sách 25 cuộc thanh tra của Thanh tra Bộ theo Quyết định 3552/QĐ-BYT? Mục đích, yêu cầu của các cuộc thanh tra?
- Chủ tịch hội do ai bầu ra theo Nghị định 126? Nhân sự dự kiến chủ tịch hội có thể là cán bộ công chức viên chức không?
- Mẫu kinh nghiệm thực hiện dự án tương tự đối với dự án đầu tư công trình năng lượng? Tải về mẫu?
- Mẫu báo cáo thu chi nội bộ Quỹ bảo lãnh tín dụng cho doanh nghiệp nhỏ và vừa mới nhất theo quy định?
- Thủ tục phân bổ, cấp địa chỉ Internet, số hiệu mạng từ ngày 25/12/2024 theo Nghị định 147 như thế nào?