Mẫu Giấy đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam mới nhất?
- Mẫu Giấy đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam mới nhất?
- Việc đặt tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
- Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì?
Mẫu Giấy đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam mới nhất?
Theo Mẫu số 10/TP-HGTM ban hành kèm theo Thông tư 02/2018/TT-BTP thì mẫu Giấy đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam mới nhất hiện nay có dạng như sau:
Tải mẫu Giấy đề nghị thành lập chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam mới nhất
Việc đặt tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được quy định thế nào?
Nguyên tắc đặt tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại khoản 3 Điều 34 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Chi nhánh là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài, được thành lập và thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của chi nhánh trước pháp luật Việt Nam. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài cử một hòa giải viên thương mại làm Trưởng chi nhánh. Trưởng chi nhánh là người đại diện theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam.
2. Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài được thành lập để tìm kiếm, thúc đẩy cơ hội hoạt động hòa giải tại Việt Nam theo quy định của Nghị định này. Tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài chịu trách nhiệm về hoạt động của văn phòng đại diện trước pháp luật Việt Nam.
3. Tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên của văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Văn phòng đại diện” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Tên chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định tại Khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
Theo quy định trên, tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải bao gồm cụm từ “Chi nhánh” và tên của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài.
Đồng thời tên chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài phải đảm bảo phù hợp với quy định tại khoản 1 Điều 20 Nghị định này.
Hòa giải thương mại (Hình từ Internet)
Chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ gì?
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam được quy định tại Điều 35 Nghị định 22/2017/NĐ-CP như sau:
Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh, văn phòng đại diện của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam
1. Quyền và nghĩa vụ của chi nhánh
a) Thuê trụ sở phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
b) Tuyển dụng lao động là người Việt Nam, người nước ngoài để làm việc tại chi nhánh theo quy định của pháp luật;
c) Mở tài khoản bằng đồng Việt Nam, bằng ngoại tệ tại ngân hàng được phép hoạt động tại Việt Nam để phục vụ cho hoạt động của chi nhánh;
d) Chuyển thu nhập của chi nhánh ra nước ngoài theo quy định của pháp luật Việt Nam;
đ) Có con dấu theo quy định của pháp luật;
e) Hoạt động đúng mục đích, phạm vi và thời hạn được quy định trong Giấy phép thành lập chi nhánh;
g) Chỉ định hòa giải viên thực hiện hòa giải theo ủy quyền của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài;
h) Cung cấp dịch vụ hòa giải thương mại;
i) Lưu trữ hồ sơ, cung cấp các bản sao kết quả hòa giải theo yêu cầu của các bên tranh chấp hoặc cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
k) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi chi nhánh đăng ký hoạt động định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu;
l) Các quyền và nghĩa vụ khác theo quy định của pháp luật.
2. Quyền và nghĩa vụ của văn phòng đại diện
a) Các quyền, nghĩa vụ quy định tại các Điểm a, b, c, đ, e và l Khoản 1 Điều này;
b) Tìm kiếm, thúc đẩy các cơ hội hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam;
c) Không được thực hiện hoạt động hòa giải thương mại tại Việt Nam; chỉ được thực hiện các hoạt động xúc tiến, quảng bá hoạt động hòa giải thương mại theo quy định của pháp luật Việt Nam.
d) Báo cáo về tổ chức và hoạt động hòa giải thương mại với Sở Tư pháp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi văn phòng đại diện đặt trụ sở định kỳ hàng năm và khi có yêu cầu.
Như vậy, chi nhánh của tổ chức hòa giải thương mại nước ngoài tại Việt Nam có những quyền và nghĩa vụ được quy định tại Điều 35 nêu trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản ủy quyền của thành viên hộ gia đình cho một thành viên làm chủ hộ kinh doanh? Tải mẫu?
- Mẫu công văn yêu cầu bảo hành hàng hóa theo hợp đồng mua bán hàng hóa? Khi nào bên mua phải chịu chi phí bảo hành?
- Việc quản lý trật tự xây dựng phải được thực hiện từ khi nào? Ủy ban nhân dân cấp xã có phải chịu trách nhiệm về quản lý trật tự xây dựng không?
- Mẫu Biên bản thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động mới nhất? Hai bên có thể thỏa thuận để chấm dứt hợp đồng lao động không?
- Sản phẩm hàng hóa vật liệu xây dựng có khả năng gây mất an toàn là gì? Yêu cầu chung về quản lý chất lượng như thế nào?