Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
- Sở Giao dịch hàng hóa được cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nào?
- Đối tượng nào quyết định việc thu hồi Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa khi nội dung kê khai trong giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập là gian dối?
- Bộ Công thương là cơ quan nào? Thực hiện chức năng gì?
Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là mẫu nào theo quy định của pháp luật?
Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
Tải về Mẫu Giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
Lưu ý về tài liệu gửi kèm: Phần bản gốc còn lại của Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp bị rách, nát, bị cháy hoặc bị tiêu hủy một phần.
Sở Giao dịch hàng hóa được cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nào?
Theo quy định tại tại khoản 1 Điều 13 Nghị định 158/2006/NĐ-CP được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP thì:
Trong trường hợp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa bị mất, bị rách hoặc bị tiêu hủy dưới hình thức khác, Sở Giao dịch hàng hóa phải lập hồ sơ gửi về Bộ Công Thương đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập theo một trong ba cách:
- Gửi trực tiếp hoặc;
- Qua đường bưu điện hoặc;
- Qua mạng điện tử của Bộ Công Thương.
Lưu ý: Hồ sơ đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa được lập thành 01 bộ bao gồm văn bản đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa theo Mẫu số 03 tại Phụ lục I kèm theo Nghị định 51/2018/NĐ-CP.
Ngoài ra, trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, Bộ Công thương phải quyết định việc cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa.
Trong trường hợp không cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa, Bộ Công thương phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.
Sở Giao dịch hàng hóa được cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nào? (Hình từ Internet)
Đối tượng nào quyết định việc thu hồi Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa khi nội dung kê khai trong giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập là gian dối?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 53b Nghị định 158/2006/NĐ-CP được bổ sung bởi khoản 29 Điều 1 Nghị định 51/2018/NĐ-CP quy định về việc thu hồi Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa như sau:
Thu hồi Giấy phép
1. Bộ trưởng Bộ Công Thương có quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong các trường hợp sau đây:
a) Nội dung kê khai trong hồ sơ đề nghị cấp, sửa đổi, bổ sung, cấp lại Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa là gian dối hoặc tài liệu giả mạo;
b) Sở Giao dịch hàng hóa do những người bị cấm thành lập doanh nghiệp theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp thành lập;
c) Không thực hiện nghĩa vụ công bố thông tin theo quy định tại Nghị định này;
d) Không thực hiện đúng các điều kiện theo quy định;
đ) Không đăng ký mã số thuế hoặc bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo quy định pháp luật;
e) Không hoạt động tại trụ sở đăng ký trong thời hạn 06 tháng liên tục, kể từ ngày được cấp Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa hoặc Giấy phép sửa đổi, bổ sung Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa (nếu có thay đổi về trụ sở);
g) Ngừng hoạt động kinh doanh 01 năm liên tục mà không thông báo với Bộ Công Thương;
h) Không thực hiện chế độ báo cáo theo quy định của Nghị định này và quy định của pháp luật về doanh nghiệp trong 12 tháng liên tục hoặc trong thời hạn 03 tháng, kể từ ngày có yêu cầu bằng văn bản.
Như vậy, Bộ trưởng Bộ Công Thương là đối tượng có quyền ra quyết định thu hồi Giấy phép thành lập Sở Giao dịch hàng hóa trong trường hợp nội dung kê khai trong giấy đề nghị cấp lại Giấy phép thành lập là gian dối hoặc tài liệu giả mạo.
Lưu ý: Trong thời hạn 02 ngày làm việc tính từ ngày quyết định thu hồi giấy phép có hiệu lực, Bộ Công Thương có trách nhiệm:
- Gửi quyết định thu hồi đến Sở Giao dịch hàng hóa bị thu hồi giấy phép và các cơ quan, đơn vị liên quan;
- Công bố thông tin thu hồi giấy phép trên cổng thông tin điện tử của Bộ Công Thương.
Sở Giao dịch hàng hóa phải nộp bản gốc Giấy phép đến Bộ Công Thương trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được quyết định thu hồi Giấy phép.
Bộ Công thương là cơ quan nào? Thực hiện chức năng gì?
Ngoài ra, theo quy định tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP thì:
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực:
- Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin);
- Cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công;
- Thương mại trong nước;
- Xuất nhập khẩu, thương mại biên giới;
- Dịch vụ logistics;
- Phát triển thị trường ngoài nước;
- Quản lý thị trường;
- Xúc tiến thương mại;
- Thương mại điện tử;
- Dịch vụ thương mại;
- Hội nhập kinh tế quốc tế;
- Cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
- Phòng vệ thương mại;
- Các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?