Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
- Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật gồm những tài liệu nào?
- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật được quản lý như thế nào?
Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa mới nhất hiện nay được quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Tải mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa mới nhất:
Mẫu giấy đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển nội địa mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? (Hình từ Internet)
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật gồm những tài liệu nào?
Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật gồm những tài liệu được quy định tại khoản 1 Điều 8 Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Hồ sơ và trình tự, thủ tục kiểm dịch thực vật đối với các lô vật thể vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
1. Hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật
Giấy đăng ký kiểm dịch thực vật theo mẫu quy định tại Phụ lục V ban hành kèm theo Thông tư này.
2. Đăng ký kiểm dịch thực vật
Chủ vật thể nộp trực tiếp 01 bộ hồ sơ đăng ký cho cơ quan kiểm dịch thực vật nơi gần nhất.
3. Tiếp nhận và kiểm tra hồ sơ
Cơ quan kiểm dịch thực vật có trách nhiệm tiếp nhận và kiểm tra ngay tính hợp lệ của hồ sơ theo quy định.
4. Kiểm tra lô vật thể
Căn cứ kết quả kiểm tra hồ sơ, cơ quan kiểm dịch thực vật quyết định địa điểm và bố trí công chức kiểm tra ngay lô vật thể theo trình tự sau đây:
a) Kiểm tra sơ bộ
Kiểm tra bên ngoài lô vật thể, bao bì đóng gói, phương tiện chuyên chở; khe, kẽ và những nơi sinh vật gây hại có thể ẩn nấp; thu thập côn trùng bay, bò hoặc bám bên ngoài lô vật thể.
b) Kiểm tra chi tiết
Kiểm tra bên trong và lấy mẫu lô hàng theo quy định tại QCVN 01-141:2013/BNNPTNT Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về phương pháp lấy mẫu kiểm dịch thực vật; thu thập các vật thể mang triệu chứng gây hại và sinh vật gây hại; phân tích giám định mẫu vật thể, sinh vật gây hại đã thu thập được.
5. Cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật
a) Cơ quan kiểm dịch thực vật cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật nhập khẩu, quá cảnh và vận chuyển nội địa (Theo mẫu quy định tại Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 33/2014/TT-BNNPTNT) cho lô vật thể trong vòng 24 giờ kể từ khi bắt đầu kiểm dịch
Trường hợp kéo dài hơn 24 giờ do yêu cầu về chuyên môn kỹ thuật thì cơ quan kiểm dịch thực vật phải thông báo hoặc trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do cho chủ vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật biết.
b) Trường hợp phát hiện lô vật thể không đáp ứng yêu cầu về kiểm dịch thực vật nội địa thì Cơ quan kiểm dịch thực vật không cấp Giấy chứng nhận kiểm dịch thực vật đồng thời phải thông báo cho chủ vật thể biết.
Như vậy, theo quy định trên thì hồ sơ đăng ký kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật gồm có giấy đăng ký kiểm dịch thực vật.
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật được quản lý như thế nào?
Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật được quản lý theo quy định tại khoản 3 Điều 7 Thông tư 35/2015/TT-BNNPTNT như sau:
Quản lý ổ dịch và vùng dịch
1. Quản lý các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật.
Khi xuất hiện các ổ dịch đối tượng kiểm dịch thực vật tại địa phương thì Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật phải áp dụng các biện pháp xử lý triệt để nhằm hạn chế khả năng lây lan của đối tượng kiểm dịch thực vật, nhanh chóng báo cáo Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng, đồng thời hướng dẫn, giám sát chủ vật thể thực hiện các biện pháp xử lý theo quy định. Định kỳ kiểm tra theo dõi các ổ dịch đã được xử lý.
2. Quản lý vùng dịch đối tượng kiểm dịch thực vật
a) Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh phải nhanh chóng xác định ranh giới vùng dịch, báo cáo cơ quan có thẩm quyền công bố dịch; thiết lập các chốt kiểm dịch, quy định địa điểm kiểm dịch thực vật, thực hiện các thủ tục kiểm dịch thực vật đối với vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được vận chuyển ra từ vùng dịch và thông báo cho Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật ở các tỉnh lân cận biết.
b) Kiểm tra, giám sát các lô vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật từ dùng dịch hoặc đi qua vùng dịch.
3. Quản lý vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật
a) Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật phải được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm dịch theo quy định.
b) Hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật được quản lý như sau:
- Vật thể thuộc diện kiểm dịch thực vật được vận chuyển từ vùng nhiễm đối tượng kiểm dịch thực vật phải được Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật kiểm dịch theo quy định.
- Hồ sơ, trình tự thủ tục kiểm dịch thực vật được thực hiện theo quy định tại Điều 8 của Thông tư này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Bị mất Giấy chứng nhận đủ điều kiện kinh doanh dược thì có được cấp lại không? Ai có thẩm quyền cấp lại giấy chứng nhận?
- Tài sản cơ sở của hợp đồng tương lai chỉ số là gì? Quy mô hợp đồng tương lai chỉ số được xác định như thế nào?
- Kết quả của việc đánh giá rủi ro về an toàn trong hoạt động dầu khí được sử dụng vào mục đích gì?
- Tăng hạn mức nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp của cá nhân lên 15 lần theo quy định mới đúng không?
- Địa điểm làm thủ tục hải quan là địa điểm nào theo quy định Luật Hải quan? Thủ tục hải quan là gì?