Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú như thế nào?

Xin hỏi, mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú như thế nào? Hướng dẫn ghi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú? Câu hỏi của anh Q.H (Cà Mau).

Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú như thế nào?

Mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú được quy định tại khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, được sửa đổi bởi khoản 14 Điều 1 Thông tư 18/2022/TT-BYT như sau:

Hình thức cấp chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội và cách ghi nội dung giấy tờ chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội
...
2. Đối với trường hợp người lao động hoặc con dưới 07 tuổi của người lao động đang điều trị ngoại trú: giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư này.
Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.
...

Theo quy định trên, mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú thực hiện theo mẫu quy định tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT.

Mẫu giấy chúng nhận nghỉ việc hưởng BHXH

Tải về mẫu Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú tại đây.

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú (Hình từ Internet)

Hướng dẫn ghi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú?

Tại Phụ lục 7 ban hành kèm theo Thông tư 18/2022/TT-BYT, hướng dẫn ghi Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú như sau:

I. MỤC ĐÍCH:

Xác nhận số ngày nghỉ việc của người lao động để chăm con ốm hoặc để điều trị ngoại trú do ốm đau, thai sản, làm căn cứ tính trợ cấp bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật bảo hiểm xã hội.

II. CÁCH GHI:

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội do bác sỹ, y sỹ làm việc trong các cơ sở y tế ghi và cấp cho người lao động tham gia bảo hiểm xã hội để nghỉ việc điều trị ngoại trú hoặc chăm con ốm.

Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội phải ghi đầy đủ, rõ ràng, không được tẩy xóa và ghi toàn bộ bằng tiếng Việt (nội dung trên 2 liên phải như nhau).

Góc trên bên trái: Ghi tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh: ghi số khám bệnh vào dòng phía dưới tên cơ sở khám bệnh, chữa bệnh (là số thứ tự khám do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh cấp). Trường hợp cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có nhiều bộ phận khám bệnh thì ghi số khám bệnh theo bộ phận khám bệnh đó.

1. Phần Thông tin người bệnh

a) Dòng thứ nhất: Ghi đầy đủ họ tên, ngày, tháng, năm sinh của người bệnh được cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội (chữ in hoa). Trường hợp chỉ có năm sinh thì ghi năm sinh;

b) Dòng thứ hai:

Mã số BHXH: Ghi đầy đủ mã số bảo hiểm xã hội do Cơ quan Bảo hiểm xã hội cấp (Chỉ áp dụng khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

Thẻ bảo hiểm y tế số: Ghi đầy đủ mã thẻ gồm phần chữ và phần số theo thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế của người bệnh, trong đó phần chữ viết in hoa (Chỉ áp dụng đến khi cơ quan bảo hiểm xã hội chính thức có thông báo về việc sử dụng mã số bảo hiểm xã hội thay cho số thẻ bảo hiểm y tế).

c) Dòng thứ ba: ghi rõ giới tính.

d) Dòng thứ tư: Ghi rõ đơn vị nơi người bệnh làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp: trường hợp con ốm thì ghi tên đơn vị mà người cha hoặc mẹ đang làm việc và đóng bảo hiểm xã hội theo thông tin do người đến khám bệnh cung cấp.

2. Phần Chẩn đoán và phương pháp điều trị

a) Nội dung chẩn đoán phải mô tả cụ thể về tình trạng sức khỏe và ghi tên bệnh hoặc mã bệnh. Trường hợp mắc bệnh cần chữa trị dài ngày thì việc ghi mã bệnh và tên bệnh thực hiện theo quy định tại Thông tư 46/2016/TT-BYT ngày 30 tháng 12 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Y tế ban hành danh mục bệnh dài ngày;

- Trường hợp đình chỉ thai nghén: Ghi rõ nguyên nhân đình chỉ thai nghén và số tuần tuổi thai.

- Trường hợp điều trị dưỡng thai: Ghi rõ cụm từ “dưỡng thai”

b) Nội dung phương pháp điều trị: Ghi chỉ định điều trị. Trường hợp phải đình chỉ thai nghén:

- Dưới 22 tuần tuổi thì căn cứ tình trạng thực tế để ghi phương pháp điều trị theo một trong các trường hợp sau: Sảy thai, nạo thai, hút thai, mổ lấy thai, trừ trường hợp giảm thiểu thai trong quá trình thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm;

- Từ 22 tuần tuổi trở lên ghi rõ là đẻ thường, đẻ thủ thuật hay mổ đẻ.

Việc xác định tuần tuổi của thai dựa vào ngày có kinh cuối cùng hoặc kết quả siêu âm trong 3 tháng đầu của thai kỳ.

c) Số ngày nghỉ: việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Riêng trường hợp người bệnh điều trị bệnh lao theo chương trình chống lao quốc gia thì thời gian nghỉ tối đa không quá 180 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Trường hợp người lao động bị sẩy thai, phá thai, nạo, hút thai, thai chết lưu mà tuổi thai từ 13 tuần tuổi trở lên thì thời gian nghỉ tối đa theo quy định của Luật bảo hiểm xã hội nhưng không quá 50 ngày cho một lần cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội.

Việc ghi ngày bắt đầu được nghỉ phải trùng với ngày người bệnh đến khám.

3. Phần xác nhận của thủ trưởng đơn vị

Người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó.

Trường hợp người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh hoặc người được người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh ủy quyền được ký và đóng dấu đồng thời là người khám bệnh thì người đó chỉ cần ký và đóng dấu ở phần này và không phải ký tên ở Phần y, bác sỹ khám, chữa bệnh nhưng vẫn phải ghi ngày, tháng, năm cấp.

Ngày... tháng...năm... cấp phải trùng với ngày người lao động đến khám bệnh, trường hợp đợt khám bệnh kéo dài từ 2 ngày trở lên thì ngày/tháng /năm cấp phải trùng với ngày cuối cùng của đợt người lao động đến khám bệnh và cần được chỉ định nghỉ ngoại trú.

Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú phải đáp ứng yêu cầu gì?

Việc cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội cho người lao động đang điều trị ngoại trú phải đáp ứng các yêu cầu quy định tại khoản 1 Điều 20 Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:

- Do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đã được cấp giấy phép hoạt động cấp. Người hành nghề làm việc tại cơ sở khám bệnh, chữa bệnh này được ký giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội theo phân công của người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh đó;

- Phù hợp với phạm vi hoạt động chuyên môn của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh nơi cấp giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội đã được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt;

- Phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh và hướng dẫn chuyên môn của Bộ trưởng Bộ Y tế.

Bảo hiểm xã hội Tải trọn bộ các văn bản về Bảo hiểm xã hội hiện hành
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Hồ sơ đề nghị hưởng bảo hiểm xã hội một lần đối với người tham gia bảo hiểm xã hội tự nguyện từ ngày 01/7/2025 gồm những giấy tờ gì?
Pháp luật
Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?
Pháp luật
Thông tư 01/2025/TT-BLĐTBXH quy định mức điều chỉnh tiền lương và thu nhập tháng đã đóng bảo hiểm xã hội ra sao?
Pháp luật
Xin giấy chứng nhận nghỉ hưởng bảo hiểm xã hội thế nào khi NLĐ cần nghỉ bệnh dài hơn 30 ngày? Mức hưởng ra sao?
Pháp luật
Mức lương tối thiểu đóng BHXH, BHYT, BHTN năm 2025? Mức lương tối đa đóng BHXH năm 2025 là bao nhiêu?
Pháp luật
Khi nghỉ việc để trông con ốm đau, người lao động được hưởng chế độ bảo hiểm xã hội nào theo quy định của pháp luật?
Pháp luật
Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có đóng BHXH không? Hợp đồng lao động dưới 1 tháng có cần thử việc?
Pháp luật
Cách tính thưởng Tết cho nhân viên đơn giản? Tiền thưởng Tết có tính đóng bảo hiểm xã hội không?
Pháp luật
Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền đóng BHXH tự nguyện, BHYT mới nhất? Hướng dẫn lập Mẫu đối chiếu biên lai thu tiền?
Pháp luật
Công ty có thể ký kết hợp đồng lao động mà không thỏa thuận về các chế độ bảo hiểm xã hội với người lao động không?
Pháp luật
Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội mới nhất là mẫu nào? Tải về Mẫu quyết định nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bảo hiểm xã hội
4,192 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bảo hiểm xã hội

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Bảo hiểm xã hội

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào