Mẫu giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Hiệu lực của Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP là bao nhiêu năm?
Mẫu giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP mới nhất hiện nay được quy định như thế nào?
Mẫu giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP mới nhất hiện nay được quy định Mẫu số 03 Phụ lục I ban hành kèm theo Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:
Tải mẫu giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP mới nhất: TẠI ĐÂY.
Mẫu giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP mới nhất hiện nay được quy định như thế nào? Hiệu lực của Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP là bao nhiêu năm?
Hiệu lực của Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP là bao nhiêu năm?
Hiệu lực của Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP là bao nhiêu năm, thì theo quy định tại khoản 5 Điều 8 Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:
Các trường hợp đánh giá, đánh giá duy trì, đánh giá thay đổi, bổ sung, thu hồi Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP và hiệu lực của Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP
1. Cơ sở đề nghị đánh giá dược liệu đạt GACP trong các trường hợp sau:
a) Cơ sở có dược liệu chưa được đánh giá, công bố đạt GACP hoặc cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP hoặc Phiếu tiếp nhận công bố cơ sở đạt GACP còn hiệu lực được cấp trước ngày Thông tư này có hiệu lực;
b) Cơ sở có dược liệu đã được công bố hoặc cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP nhưng có thay đổi, bổ sung địa điểm nuôi trồng, thu hái, khai thác dược liệu tại vùng địa lý, thổ nhưỡng, khí hậu khác với vùng trồng, thu hái, khai thác dược liệu đã đạt GACP trước đó hoặc thay đổi toàn bộ quy trình nuôi trồng, thu hái, khai thác, chế biến dược liệu.
2. Cơ sở đề nghị đánh giá duy trì đáp ứng GACP khi hết hạn hiệu lực đã được công bố trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền hoặc Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP hết hiệu lực.
3. Cơ sở đề nghị đánh giá thay đổi, bổ sung đáp ứng GACP trong thời hạn còn hiệu lực của công bố hoặc Giấy chứng nhận đạt GACP khi có các thay đổi, bổ sung trừ trường hợp thay đổi, bổ sung theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này.
4. Thu hồi Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP hoặc gỡ bỏ nội dung công bố đạt GACP đăng tải trên Trang thông tin điện tử của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền trong các trường hợp sau đây:
a) Cơ sở nuôi trồng, khai thác dược liệu không tuân thủ các nguyên tắc, tiêu chuẩn của GACP;
b) Cơ sở không triển khai khắc phục đúng thời hạn quy định hoặc trì hoãn việc khắc phục hoặc cố tình không khắc phục.
5. Hiệu lực của công bố dược liệu đạt GACP hoặc Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP là 03 năm kể từ ngày công bố hoặc cấp.
Như vậy, theo quy định trên thì Hiệu lực của Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP là 03 năm kể từ ngày cấp.
Cơ quan nào có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP?
Cơ quan nào có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP, thì theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều 23 Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:
Trách nhiệm thi hành
1. Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi toàn quốc;
b) Cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP;
c) Cập nhật danh mục các cơ sở đạt GACP trên Cổng thông tin điện tử của Bộ Y tế hoặc Trang thông tin điện tử (website) của Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền;
d) Giải quyết khiếu nại liên quan đến việc chứng nhận dược liệu đạt GACP theo quy định của pháp luật;
đ) Xử lý vi phạm đối với các cơ sở nuôi trồng và thu hái dược liệu theo tiêu chuẩn GACP trên toàn quốc theo quy định của pháp luật.
2. Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm:
a) Tổ chức triển khai, kiểm tra, thanh tra việc thực hiện Thông tư này trong phạm vi địa phương;
b) Tham gia Đoàn đánh giá GACP đối với cơ sở đặt tại địa phương theo yêu cầu của cơ quan tiếp nhận.
3. Cơ sở nuôi trồng và thu hái, khai thác dược liệu, định kỳ hằng năm báo cáo sản lượng thu hái của dược liệu đã được đánh giá, công bố đạt GACP.
4. Chánh Văn phòng Bộ, Chánh Thanh tra Bộ, Tổng cục trưởng, Cục trưởng, Vụ trưởng các Cục, Vụ thuộc Bộ Y tế, Giám đốc Sở Y tế tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan chịu trách nhiệm thực hiện Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì Cục Quản lý Y, Dược cổ truyền có trách nhiệm cấp Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP.
Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP bị hỏng trong bao lâu?
Thời hạn cấp lại giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP bị hỏng được quy định tại khoản 2 Điều 17 Thông tư 19/2019/TT-BYT như sau:
Cấp lại Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP trong trường hợp bị mất hoặc hư hỏng
1. Cơ sở nộp Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP theo Mẫu số 1D Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
2. Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP của cơ sở, cơ quan tiếp nhận cấp lại Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP theo Mẫu số 03 Phụ lục I kèm theo Thông tư này.
Như vậy, theo quy định trên thì thời hạn cấp lại giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP bị hỏng trong 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được Đơn đề nghị cấp lại Giấy chứng nhận dược liệu đạt GACP của cơ sở.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?
- Danh mục 06 lĩnh vực phải thực hiện kiểm kê khí nhà kính theo Quyết định 13? Yêu cầu về kiểm kê khí nhà kính?
- Phụ lục Các nhóm sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng theo Thông tư 10? Chiến lược phát triển vật liệu xây dựng?